Danh mục

Bài tiểu luận: Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số trang: 46      Loại file: doc      Dung lượng: 221.50 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng phân chia quyền lực đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử các học thuyết chính trị, pháp lý thế giới. Nhưng ngày nay, trước những đòi hỏi phải cải cách lại bộ máy nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, việc xem xét lại vị trí, vai trò của tư tưởng phân quyền đã trở thành một yêu cầu bức thiết. Tham khảo nội dung bài tiểu luận "Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận: Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam MỞ ĐẦU Tại sao Điều 16 của  Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền  của Cách  mạng Pháp lại nhấn mạnh rằng:  'Một xã hội trong đó không bảo đảm việc   sử  dụng các quyền và không thực hiện sự  phân quyền thì không có Hiến   pháp'(1); hay tại sao Điều 13 của  Tuyên ngôn về  chủ  quyền quốc gia của   nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga lại khẳng định: 'Việc   phân công các quyền lập pháp, hành pháp và tư  pháp là nguyên tắc quan   trọng nhất trong hoạt động của nước Cộng hoà xã hội chủ  nghĩa Xô viết   Liên bang Nga như là một nhà nước pháp quyền'(2) ?  Để  đáp  ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ  nghĩa  của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ­ một nhiệm vụ đã được Đảng ta đề ra   trong các Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, và X, thì  việc vận dụng những hạt nhân tư  tưở ng   phân chia quyền   l ự c   nhà   n ướ c  trong tổ  chức và xây dựng bộ  máy nhà nước Việt Nam theo hướng dân chủ,   tiến bộ, khoa học và nhân đạo là điều tất yếu. Điều đó đã được thể  hiện rõ  trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Nhà nướ c   ta là công cụ  ch ủ  y ếu để  thự c hiện quy ền làm chủ  củ a nhân  dân, là Nhà   nướ c pháp quyền   của dân, do dân, vì dân. Quyền l ực   nhà nước là thống   nhất, có sự  phân công và phối hợp giữa các cơ  quan nhà nước trong việc   thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.  Tư  tưởng phân chia quyền lực nhà nước với nhiệm vụ  xây dựng   Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1                                                      NỘI DUNG Về  mặt khoa học, chủ  nghĩa Mác coi phân quyền thực chất chỉ  là sự  phân công lao động bình thường trong nội bộ bộ  máy nhà nước, với một số  nhân viên làm công việc lập pháp, một số làm công việc hành pháp, và một số  làm công việc tư  pháp; sự  chuyên trách  ấy nhằm nâng cao hiệu quả  hoạt   động của nhà nước, cũng giống như  sự  phân công lao động nhằm nâng cao   năng suất trong các nhà máy công nghiệp của chủ tư bản. Trong suốt một thời kỳ dài, các học giả của chủ nghĩa cộng sản đều gán  tư tưởng phân quyền cũng như nguyên tắc phân quyền cho bộ máy nhà nước  tư sản, mà phủ nhận việc áp dụng nó trong tổ chức bộ máy nhà nước xã hội   chủ nghĩa. Ở Việt Nam cũng đã có một thời kỳ như vậy. Do chịu ảnh hưởng mạnh   mẽ từ Hiến pháp Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết 1977, mà bản Hiến pháp  năm 1980 của nước ta được xem là biểu hiện cao độ nhất của nguyên tắc tập  quyền: chỉ có chức năng tư pháp là được tách ra tương đối độc lập, còn chức  năng lập pháp và hành pháp thì gần như nhập lại làm một.  Nhưng ngày nay quá trình hội nhập quốc tế, cũng như  nhiệm vụ  xây  dựng Nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền đã đặt ra đòi hỏi phải   xem xét những giá trị  tiến bộ, tích cực của tư  tưởng phân chia quyền lực,   phải áp dụng những hạt nhân hợp lý của nó vào tổ  chức bộ  máy nhà nước,   nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Bởi  vậy, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) ghi nhận:  'Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ   quan  Nhà   nước  trong   việc   thực  hiện   các   quyền   lập   pháp,  hành   pháp,  tư   pháp'. 2                                                      1. Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực vào việc tổ  chức bộ  máy Nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền 1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền Những tư tưởng sơ khai đầu tiên về một nhà nước chịu sự ràng buộc bởi  luật pháp do chính nó là người ban hành, một nhà nước vì nhân dân đã ra đời  từ  rất sớm trong lịch sử, nhưng thuật ngữ   'nhà nước pháp quyền'  lần đầu  tiên được sử  dụng là bởi hai nhà luật học người Đức là K.T Vancơ  và R.F  Môn vào năm 1813. Bản thân hai ông cho rằng nhà nước pháp quyền là nhà  nước đảm bảo các nguyên tắc: tính tối cao của pháp luật; chủ  quyền nhân  dân thông qua cơ quan đại diện; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật;  mà mục tiêu quan trọng hơn hết cả của Nhà nước pháp quyền là 'làm thế nào   để  tổ  chức được đời sống nhân dân sao cho mỗi thành viên trong đó nhận   được sự  giúp đỡ  và khuyến khích sự  phát triển tự  do tối đa và hoàn thiện   năng lực tổng hợp của mình'(1). Nhà triết học cổ  điển Đức Imanuel Kant (1724­1804) cho rằng: 'ở  nơi   mà nhà nước hoạt động trên cơ sở quyền lập hiến và phù hợp với ý chí chung   của nhân dân,  ở  đó nhà nước mang tính pháp quyền,  ở  đó không thể  có sự   hạn chế  quyền của công dân trong lĩnh vực tự  do cá nhân'(2). Từ  đó có thể  thấy mô hình nhà nước pháp quyền của Kant có những đặc điểm: tính tối cao  của hiến pháp và pháp luật; chủ quyền nhân dân và sự tôn trọng, bảo vệ các   quyền công dân và quyền con người. Theo ông, mối quan hệ giữa các cơ quan trong nhà nước pháp quyền với   công dân được trực tiếp thể  hiện thông qua sự  phân quyền: với quyền lập   pháp thuộc về  nghị  viện, quyền hành pháp thuộc về  chính phủ  và quyền tư   pháp thuộc về  toà án.  Nhà nước pháp quyền, theo Kant, đó là một tổ  chức   pháp lý có sự phân quyền. 3                                                      Nhận xét về tư tưởng nhà nước của Kant, Mác đã viết: 'nó tuy không bao   giờ  thực hiện được nhưng việc thực hiện nó phải luôn luôn là mục tiêu của   chúng ta và là đối tượng suy tưởng của chúng ta'. Nếu như  nhà nước theo quan điểm của Kant là nhà nước lý tưởng cần   phải đạt  đến, thì  nhà nước  pháp quyền theo quan  điểm của V.F Heghen   (1770­1831) đã được hiện thực hoá trong lý trí và thực tiễn cuộc sống hàng   ngày của  ...

Tài liệu được xem nhiều: