Danh mục

Bài viết: Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức

Số trang: 32      Loại file: doc      Dung lượng: 372.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, thực trạng về nguồn vốn oda, giải pháp nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn oda tại Việt Nam trong tương lai là những nội dung chính trong bài viết "Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài viết: Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ  NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC 1.1. NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) 1.1.1 Đặt vấn đề  Vốn  ODA  là  một  phần  của  nguồn  tài  chính chính  thức  mà  Chính  phủ  các  nước  phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ  phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này. Vốn ODA bao gồm tất cả các  khoản viện  trợ  không  hoàn  lại,  có  hoàn  lại  và  vay  ưu  đãi;  trong  đó  phần  viện  trợ  không  hoàn lại  và  các  yếu  tố  ưu  đãi  khác  chiếm  ít  nhất  25%  vốn  cung  ứng.  Nhiều  quốc gia đã thu hút, vận động và sử dụng vốn ODA khá hiệu quả. Song không ít quốc  gia lại là bài học không thành công về quản lý vốn ODA. Hơn 15 năm qua, Việt Nam  đã có được những thành công đáng kể trong lĩnh vực này, nhưng đồng thời cũng nổi  lên nhiều bất cập đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội phải quan tâm đúng mức. 1.1.2. Định nghĩa ODA ODA, là chữ viết tắt của cụm từ  “Official Development Assistance”, được OECD  coi  là   nguồn   tài  chính   do  các   cơ   quan  chính  thức   (chính  quyền  nhà   nước   hay  địa  phương) của một nước viện trợ  cho các nước đang phát triển và các tổ  chức nhằm   thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước. Điều 1 trong nghị định 131/2006/NĐ­CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của chính phủ  có nêu rõ: Hỗ trợ phát triển chính thức là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước  hoặc Chính phủ  nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ  là chính  phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên  chính phủ. 1.1.3. Các hình thức cung cấp ODA bao gồm: ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả  lại cho  nhà tài trợ. Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng như  hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật…; Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 1 ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện   ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố  không  hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có   ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc; ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu   đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính  chung lại có “yếu tố  không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có  ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. 1.1.4. Các phương thức cơ bản cung cấp ODA gồm có: Hỗ trợ dự án; Hỗ trợ ngành;  Hỗ trợ chương trình; Hỗ trợ ngân sách. 1.1.5. Các nguồn cung cấp ODA ­ ODA song phương : là các khoản viện trợ  trực tiếp từ  nước này đến nước kia   thông qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ.  ­ ODA đa phương : là viện trợ  chính thức của một tổ  chức quốc tế (IMF, WB,…)   hay tổ chức khu vực (ADB, EU,…) hoặc của một chính phủ của một nước dành cho chính  phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương   như UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên Hiệp  Quốc), … * Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu :  ­ Ngân hàng thế giới (WB)  ­ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ­ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) 1.2 VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.2.1 Những mặt tích cực Tầm quan trọng của ODA đối với các nước đang và kém phát triển là điều không  thể  phủ  nhận. Điều này được thể  hiện rõ qua những thành công mà các nước tiếp   Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 2 nhận ODA đã đạt được. Cụ thể như sau: 1.2.1.1 Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế  Trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm   trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để  phục vụ  cho quá trình phát   triển kinh tế xã hội.  Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc   tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA. ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao  hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng quy mô doanh nghiệp. Ngoài ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ  hội để  nhập khẩu máy móc   thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá đất nước, từ các nước   phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA, nước nhận viện trợ  có thêm nhiều cơ  ...

Tài liệu được xem nhiều: