Danh mục

Bài viết khoa học: Đào tạo thư ký văn phòng và lưu trữ viên – đề xuất từ kinh nghiệm đào tạo thế giới và Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.70 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khoa học: Đào tạo thư ký văn phòng và lưu trữ viên – đề xuất từ kinh nghiệm đào tạo thế giới và Việt Nam sau đây tập trung vào một số gợi ý để xây dựng chương trình đào tạo thư ký văn phòng và lưu trữ viên phù hợp hơn với nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài viết khoa học: Đào tạo thư ký văn phòng và lưu trữ viên – đề xuất từ kinh nghiệm đào tạo thế giới và Việt NamĐÀO TẠO THƯ KÝ VĂN PHÒNG VÀ LƯU TRỮ VIÊN – ĐỀ XUẤT TỪ KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM (bài viết tham dự và thuyết trình tại Hội thảo khoa học Xây dựng chương trình song ngày Thư ký và Lưu trữ học, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, tháng 11.2013) Ths. PHẠM Thị Diệu Linh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Gần 20 năm qua, nhiều cơ sở đào tạo ở các bậc khác nhau đã từng bước mở rộng đào tạo cho hai vị trí làm việc cơ bản là thư ký văn phòng và lưu trữ viên. Mặc dù sự đa dạng và phong phú của các cơ sở đào tạo đã cung cấp cơ hội học tập phong phú hơn cho ngày càng nhiều đối tượng nhưng nhu cầu đào tạo vẫn không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của ngành thư ký văn phòng và lưu trữ viên ở nhiều trường thuộc các bậc học khác nhau tuy làm phong phú thêm thị trường đào tạo nhưng chưa hẳn đảm bảo được tính phong phú và bản sắc của các chương trình đào tạo, thậm chí có phần trùng lắp và đơn điệu. Bài viết sau đây tập trung vào một số gợi ý để xây dựng chương trình đào tạo thư ký văn phòng và lưu trữ viên phù hợp hơn với nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. 1. Từ nhu cầu xã hội Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, “tính đến thời điểm 01.01.2012, cả nước có gần 342 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại, tăng 216.5 nghìn doanh nghiệp và gấp 27 lần so với năm 2007 (125 nghìn doanh nghiệp)” 1. Trong đó, có 313 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động thực sự. Tính cả các đơn vị hành chính - sự nghiệp, cả nước có khoảng 5.2 triệu cơ quan, doanh nghiệp đã và đang thu hút khoảng 22.8 triệu lao động, tăng 38.5% so với năm 2007 2. Điều đó cho thấy, thị trường lao động trong nước cho các ngành nghề đào tạo nói chung, thư ký văn phòng và lưu trữ viên nói riêng đang được mở rộng. Danh mục 100 nghề nghiệp đắt giá nhất tại Mỹ năm 2013 do Tạp chí MoneyCareers công bố cũng ghi nhận vị trí hàng đầu của các trợ lý, thư ký, quản trị dữ liệu trong các chuyên môn về sức khỏe, y dược, công nghệ thông tin 3. Hội thảo “Quản trị văn phòng – Từ lý luận đến thực tiễn” năm 2013 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn do Trường phối hợp với Hội Các Nhà Quản trị Doanh nghiệp tổ chức cũng kết luận rằng những công việc và nghề nghiệp của người làm văn phòng nói chung có vai trò hết sức quan trọng đối với sự1http://vneconomy.vn/20130107101535544P0C9920/buc-tranh-doanh-nghiep-duoi-goc-do-thong-ke.htm23http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/2/97/97/249334/Default.aspxhttp://money.usnews.com/careers/best-jobs/rankings/the-100-best-jobs1phát triển của doanh nghiệp, song không phải lúc nào cơ sở đào tạo cũng đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho họ. Quá trình khảo sát thực tiễn của giảng viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhiều năm trực tiếp hướng dẫn thực tập và phỏng vấn cựu sinh viên cũng như các nhà tuyển dụng cho thấy: nguồn nhân lực được đào tạo tại Khoa đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu tuyển dụng về kiến thức và một số kỹ năng nghề nghiệp, nhưng vẫn thiếu sự sáng tạo, linh hoạt và khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa dạng. Như vậy, thực tiễn trong nước và thế giới đã chứng tỏ rằng: mặc dù thị trường lao động ngày càng mở rộng, nhận thức xã hội về công việc của trợ lý, thư ký, lưu trữ viên ngày càng được nâng cao thì khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của các cơ sở đào tạo vẫn còn những hạn chế. Điều đó đặt ra yêu cầu và thách thức cho các trường, trong đó có Trường Cao Đẳng Sư phạm Trung ương đối với việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo có chất lượng. 2. Đến kinh nghiệm đào tạo trong nước và thế giới Mọi cơ sở đào tạo ở Việt Nam hay quốc gia nào khác trên thế giới tuân thủ các nguyên tắc của lý luận giáo dục học hiện đại đều khẳng định thành công của một chương trình đào tạo được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau: 2.1. Mục tiêu đào tạo rõ ràng Mục tiêu đào tạo này cần được xây dựng và tuyên bố rõ từ chính tên gọi của chương trình đào tạo. Đối với các ngành đạo tạo mà sản phẩm đầu ra là những vị trí công việc cụ thể thì mục tiêu đào tạo phải cho thấy vị trí phổ biến mà người học có thể đảm nhận sau khi hòan thành chương trình. Việc công bố mục tiêu đào tạo rõ ràng không chỉ có ý nghĩa định hướng cho quá trình đào tạo, mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh của cơ sở đào tạo trong bối cảnh ngày càng có nhiều đơn vị tham gia thực hiện chương trình về thư ký và lưu trữ. Do vậy, tôi ủng hộ định hướng xây dựng chương trình đào tạo cho các vị trí làm việc của nhân lực trong tương lai của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, trong đó tên gọi chương trình ngành “Thư ký văn phòng” là hợp lý. Tuy vậy, tên gọi chương trình “Lưu trữ học” đối với bậc đào tạo cao đẳng cần được cân nhắc thêm, bởi lẽ Lưu trữ học là tên gọi của một ngành khoa học, không phải tên gọi của một vị trí làm việc. Bảng mô tả công việc của Hiệp hội chuyên gia hành chính quốc tế (Internatio ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: