Bài viết khoa học: Lưu giữ và công bố tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân Phái
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 841.26 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sẽ tập trung vào 2 nội dung chính: Giới thiệu khối tài liệu về cá nhân họa sĩ Bùi Xuân Phái, Quá trình gia đình họa sĩ và nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn sưu tầm, lưu giữ và công bố, giới thiệu khối tài liệu về cá nhân Bùi Xuân Phái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài viết khoa học: Lưu giữ và công bố tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân PháiLƯU GIỮ VÀ CÔNG BỐ TÀI LIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỌA SĨ BÙI XUÂN PHÁI Phạm Thị Diệu Linh Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Với những nghệ sĩ đích thực, công chúng thường biết đến họ thông qua tác phẩm. Và với những loại hình nghệ thuật đỉnh cao mà giá trị của nó vượt ra khỏi ranh giới của mỗi nền văn hóa để đạt tới giá trị nhân loại thì việc tiếp cận với quá trình sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ còn khó khăn hơn. Song, cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988) lại được công chúng biết tới nhiều hơn thế. Kết quả đó dựa vào hoạt động không ngừng nghỉ của gia đình nghệ sĩ, mà trực tiếp là con trai ông, họa sĩ Bùi Thanh Phương và các nhà sưu tập, tiêu biểu là Trần Hậu Tuấn để đưa tên tuổi Bùi Xuân Phái đến gần hơn với người Việt Nam và thế giới. Trong quá trình đó, những tài liệu lưu trữ về cá nhân họa sĩ Bùi Xuân Phái trong rất nhiều tài liệu mà gia đình họa sĩ và các cá nhân khác đang lưu giữ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu về khối tài liệu đó cũng như việc lưu giữ, sử dụng chúng của gia đình họa sĩ và nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn như một trường hợp điển hình của sự kết hợp giữa lưu trữ gia đình và sưu tập tư nhân. Qua đó, tác giả cũng nhấn mạnh tới giá trị của từng nhóm tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của một cá nhân tiêu biểu và bước đầu diễn giải nguyên nhân giúp gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái trở thành một đại diện xuất sắc trong việc gìn giữ và công bố các di sản có ý nghĩa Quốc gia. Với mục tiêu đó, bài viết sẽ tập trung vào 2 nội dung chính: Giới thiệu khối tài liệu về cá nhân họa sĩ Bùi Xuân Phái Quá trình gia đình họa sĩ và nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn sưu tầm, lưu giữ và công bố, giới thiệu khối tài liệu về cá nhân Bùi Xuân Phái 1. Từ một nguồn di sản vô giá Nếu không có Bùi Xuân Phái thì “sẽ có một khoảng trống lớn không bù đắp được trong tâm tưởng và hình hài Hà Nội, ở Việt Nam và ở mọi chân trời…”. Đó là nhận định của nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân khi phát biểu tại triển lãm nghệ thuật năm 1992 về vị trí của Bùi Xuân Phái trong nền hội họa Việt Nam. Sự đồng thuận của các nhà phê bình và công chúng trong và ngoài nước1với nhận định trên chứng tỏ họa sĩ Bùi Xuân Phái đã trở thành một cá nhân tiêu biểu của quốc gia trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật. Trong hơn 53 năm hoạt động nghệ thuật 1, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã để lại khối lượng di sản đồ sộ, bao gồm các tác phẩm nhiều thể loại và các ghi chép có tính suy lý về nghề thuật, chứa đựng tư tưởng lớn trong cách diễn đạt bình dị về cái đẹp và tư chất làm nghệ thuật của người nghệ sĩ. Các di sản của họa sĩ Bùi Xuân Phái gồm có: 1.1. Các tác phẩm hội họa Tranh của Bùi Xuân Phái, với tên gọi ngắn gọn và giản dị hơn là Tranh Phái gồm trên 500 tác phẩm sơn dầu và bột màu 2 ở nhiều chủ đề khác nhau, tập trung vào hai chủ đề lớn là Phố cổ Hà Nội và Chèo. Do tính đặc thù của nghệ thuật, ngoài chức năng quan trọng nhất là biểu hiện của trí tuệ và cảm xúc Phố cổ Hà Nội, vẽ năm 1983 cá nhân cũng như tinh hoa của văn hóa, một tác phẩm hội họa còn có thể trở thành quà tặng, sản phẩm trao đổi hoặc mua bán. Vì thế, phần lớn các tác phẩm của Bùi Xuân Phái hiện nay đang thuộc sở hữu của một trong những nhà sưu tập lớn nhất Việt Nam là Trần Hậu Tuấn. Số tranh còn lại do gia đình họa sĩ và nhiều cá nhân sưu tập tranh khác ở nhiều quốc gia trên thế giới lưu giữ. Tranh Phái thể hiện nhiều chủ đề khác nhau, gắn liền với cuộc sống và tâm tư của họa sĩ, đáng kể nhất là 3: - Chân dung và tự họa - Phong cảnh miền núi, nông thôn và các vùng miền khác ở Việt Nam - Khỏa thân - Phố cổ Hà NộiTừ năm 1935 – 1940, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã vẽ nhiều tranh vui và minh hoạt cho một số báo tại Hà Nội như báo “Phong Hoá”, báo “Ngày nay”,… Theo niên biểu nghệ thuật Bùi Xuân Phái, Bùi Xuân Phái – con đường hội họa, NXB Mỹ Thuật, Hà Nội, 2008. 2 Không bao gồm các bức phác thảo, hình họa và nghiên cứu. 3 Phân loại dựa theo giới thiệu tác phẩm Bùi Xuân Phái của Bùi Thanh Phương và Trần Hậu Tuấn trong cuốn Bùi Xuân Phái – con đường hội họa, đã dẫn.12- Sân khấu chèo - Dân quân miền biển Thanh Hoá - Trừu tượng - Tĩnh vật - Họa theo ý thơ Hồ Xuân Hương …. Trong các chủ đề đó, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã khẳng định được vị trí số một Việt Nam và thế giới với hai chủ đề quan trọng là: Phố cổ Hà Nội và Sân khấu chèo. Phần lớn công chúng Việt Nam biết tới Bùi Xuân Phái qua các tác phẩm về phố cổ Hà Nội và gọi ông với danh hiệu là Vua Phố Cổ. Theo sự đánh giá của các nhà phê bình, Bùi Xuân Phái được coi là người “phát hiện ra nó” – “phố cổ Hà Nội vô cùng hội họa”(Thái Bá Vân, 1992). Xét từ góc độ văn hóa và lịch sử, các tác phẩm hội họa của Bùi Xuân Phái hàm chứa các giá trị lớn: - Ghi lại dấu ấn của lịch sử qua lăng kính hội họa: Bùi Xuân Phái là một nhân chứng của lịch sử Hà Nội và nhiều vùng đất khác của Việt Nam qua nhiều thời ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài viết khoa học: Lưu giữ và công bố tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân PháiLƯU GIỮ VÀ CÔNG BỐ TÀI LIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỌA SĨ BÙI XUÂN PHÁI Phạm Thị Diệu Linh Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Với những nghệ sĩ đích thực, công chúng thường biết đến họ thông qua tác phẩm. Và với những loại hình nghệ thuật đỉnh cao mà giá trị của nó vượt ra khỏi ranh giới của mỗi nền văn hóa để đạt tới giá trị nhân loại thì việc tiếp cận với quá trình sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ còn khó khăn hơn. Song, cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988) lại được công chúng biết tới nhiều hơn thế. Kết quả đó dựa vào hoạt động không ngừng nghỉ của gia đình nghệ sĩ, mà trực tiếp là con trai ông, họa sĩ Bùi Thanh Phương và các nhà sưu tập, tiêu biểu là Trần Hậu Tuấn để đưa tên tuổi Bùi Xuân Phái đến gần hơn với người Việt Nam và thế giới. Trong quá trình đó, những tài liệu lưu trữ về cá nhân họa sĩ Bùi Xuân Phái trong rất nhiều tài liệu mà gia đình họa sĩ và các cá nhân khác đang lưu giữ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu về khối tài liệu đó cũng như việc lưu giữ, sử dụng chúng của gia đình họa sĩ và nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn như một trường hợp điển hình của sự kết hợp giữa lưu trữ gia đình và sưu tập tư nhân. Qua đó, tác giả cũng nhấn mạnh tới giá trị của từng nhóm tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của một cá nhân tiêu biểu và bước đầu diễn giải nguyên nhân giúp gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái trở thành một đại diện xuất sắc trong việc gìn giữ và công bố các di sản có ý nghĩa Quốc gia. Với mục tiêu đó, bài viết sẽ tập trung vào 2 nội dung chính: Giới thiệu khối tài liệu về cá nhân họa sĩ Bùi Xuân Phái Quá trình gia đình họa sĩ và nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn sưu tầm, lưu giữ và công bố, giới thiệu khối tài liệu về cá nhân Bùi Xuân Phái 1. Từ một nguồn di sản vô giá Nếu không có Bùi Xuân Phái thì “sẽ có một khoảng trống lớn không bù đắp được trong tâm tưởng và hình hài Hà Nội, ở Việt Nam và ở mọi chân trời…”. Đó là nhận định của nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân khi phát biểu tại triển lãm nghệ thuật năm 1992 về vị trí của Bùi Xuân Phái trong nền hội họa Việt Nam. Sự đồng thuận của các nhà phê bình và công chúng trong và ngoài nước1với nhận định trên chứng tỏ họa sĩ Bùi Xuân Phái đã trở thành một cá nhân tiêu biểu của quốc gia trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật. Trong hơn 53 năm hoạt động nghệ thuật 1, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã để lại khối lượng di sản đồ sộ, bao gồm các tác phẩm nhiều thể loại và các ghi chép có tính suy lý về nghề thuật, chứa đựng tư tưởng lớn trong cách diễn đạt bình dị về cái đẹp và tư chất làm nghệ thuật của người nghệ sĩ. Các di sản của họa sĩ Bùi Xuân Phái gồm có: 1.1. Các tác phẩm hội họa Tranh của Bùi Xuân Phái, với tên gọi ngắn gọn và giản dị hơn là Tranh Phái gồm trên 500 tác phẩm sơn dầu và bột màu 2 ở nhiều chủ đề khác nhau, tập trung vào hai chủ đề lớn là Phố cổ Hà Nội và Chèo. Do tính đặc thù của nghệ thuật, ngoài chức năng quan trọng nhất là biểu hiện của trí tuệ và cảm xúc Phố cổ Hà Nội, vẽ năm 1983 cá nhân cũng như tinh hoa của văn hóa, một tác phẩm hội họa còn có thể trở thành quà tặng, sản phẩm trao đổi hoặc mua bán. Vì thế, phần lớn các tác phẩm của Bùi Xuân Phái hiện nay đang thuộc sở hữu của một trong những nhà sưu tập lớn nhất Việt Nam là Trần Hậu Tuấn. Số tranh còn lại do gia đình họa sĩ và nhiều cá nhân sưu tập tranh khác ở nhiều quốc gia trên thế giới lưu giữ. Tranh Phái thể hiện nhiều chủ đề khác nhau, gắn liền với cuộc sống và tâm tư của họa sĩ, đáng kể nhất là 3: - Chân dung và tự họa - Phong cảnh miền núi, nông thôn và các vùng miền khác ở Việt Nam - Khỏa thân - Phố cổ Hà NộiTừ năm 1935 – 1940, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã vẽ nhiều tranh vui và minh hoạt cho một số báo tại Hà Nội như báo “Phong Hoá”, báo “Ngày nay”,… Theo niên biểu nghệ thuật Bùi Xuân Phái, Bùi Xuân Phái – con đường hội họa, NXB Mỹ Thuật, Hà Nội, 2008. 2 Không bao gồm các bức phác thảo, hình họa và nghiên cứu. 3 Phân loại dựa theo giới thiệu tác phẩm Bùi Xuân Phái của Bùi Thanh Phương và Trần Hậu Tuấn trong cuốn Bùi Xuân Phái – con đường hội họa, đã dẫn.12- Sân khấu chèo - Dân quân miền biển Thanh Hoá - Trừu tượng - Tĩnh vật - Họa theo ý thơ Hồ Xuân Hương …. Trong các chủ đề đó, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã khẳng định được vị trí số một Việt Nam và thế giới với hai chủ đề quan trọng là: Phố cổ Hà Nội và Sân khấu chèo. Phần lớn công chúng Việt Nam biết tới Bùi Xuân Phái qua các tác phẩm về phố cổ Hà Nội và gọi ông với danh hiệu là Vua Phố Cổ. Theo sự đánh giá của các nhà phê bình, Bùi Xuân Phái được coi là người “phát hiện ra nó” – “phố cổ Hà Nội vô cùng hội họa”(Thái Bá Vân, 1992). Xét từ góc độ văn hóa và lịch sử, các tác phẩm hội họa của Bùi Xuân Phái hàm chứa các giá trị lớn: - Ghi lại dấu ấn của lịch sử qua lăng kính hội họa: Bùi Xuân Phái là một nhân chứng của lịch sử Hà Nội và nhiều vùng đất khác của Việt Nam qua nhiều thời ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học Lưu trữ cá nhân Lưu trữ nhân dân Đề tài nghiên cứu khoa học Báo cáo nghiên cứu khoa học Họa sĩ Bùi Xuân PháiTài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1556 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 497 0 0 -
57 trang 342 0 0
-
33 trang 334 0 0
-
80 trang 279 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 274 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 270 0 0 -
29 trang 231 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 223 0 0