Thông tin tài liệu:
Trầm cảm - bệnh không của riêng ai! Thống kê mới nhất về số lượng người mắc bệnh trầm cảm trên toàn thế giới hiện nay là khoảng 100 triệu người, còn số lượng người bị trầm cảm ở mức vừa và nhẹ chắc chắn cao hơn rất nhiều. Trầm cảm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả tinh thần lẫn thể chất, song việc tự phát hiện hoặc được chẩn đoán và điều trị sớm không phải là chuyện dễ dàng đối với đa số người. Các triệu chứng biểu hiện của bệnh tuy đa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bạn biết gì về chứng bệnh trầm cảm? Bạn biết gì về chứng bệnh trầm cảm?Trầm cảm - bệnh không của riêng ai!Thống kê mới nhất về số lượng người mắc bệnh trầm cảm trên toàn thế giớihiện nay là khoảng 100 triệu người, còn số lượng người bị trầm cảm ở mứcvừa và nhẹ chắc chắn cao hơn rất nhiều.Trầm cảm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả tinh thần lẫn thểchất, song việc tự phát hiện hoặc được chẩn đoán và điều trị sớm không phảilà chuyện dễ dàng đối với đa số người. Các triệu chứng biểu hiện của bệnhtuy đa dạng nhưng lại mang tính pha trộn và giấu mặt, vì thế người bệnh rấtkhó tự nhận biết kịp thời.Nhiều người còn ngộ nhận rằng mình hoàn toàn bình thường, dù đang bịtrầm cảm ở mức độ gần tới ngưỡng nguy hiểm. Trên thực tế chỉ có khoảng25 đến 30% số trường hợp trầm cảm được chẩn đoán và điều trị đúng lúc, sốcòn lại do vô tình hoặc cố tình “thỏa hiệp” với bệnh tình của mình và chấpnhận chịu đựng.Bệnh trầm cảm đang dần trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển. Phụnữ thường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp hai lần so với nam giới. Nguyênnhân, theo nhiều chuyên gia tâm lý, rất có thể là do bản tính của phái yếuthường nhạy cảm, hay suy tư và phản ứng lại với stress mạnh hơn, vì thếcũng dễ bị chấn thương tâm lý hơn. Yếu tố hormone thay đổi cũng là nguyênnhân góp phần làm cho tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm cao hơn nam giới.Nguyên nhân chính gây trầm cảmTheo các nhà nghiên cứu, các tác nhân gây ra chứng trầm cảm có thể đượcliệt vào hai nhóm nguyên nhân chính sau đây:Nguyên nhân nội sinh. Đây là các yếu tố di truyền hay tác động của nội tiếttố trong cơ thể ra. Khi cơ thể có sự thay đổi lớn về mặt hormone vì lý do nàođó (phụ nữ đến ngày có kinh, mang thai, do chế độ ăn uống không tốt, trẻbước vào tuổi dậy thì, người lớn bước vào tuổi già, do tác động của thuốc…)thì sẽ xuất hiện nhiều tác động xấu đến tinh thần. Tình trạng này càng dễ xảyra hơn đối với người có người thân (cha mẹ, ông bà…) mắc phải chứng bệnhnguy hiểm này.Yếu tố gien từ lâu đã được biết là có góp phần vào việc làm xuất hiện bệnhtrầm cảm, tuy nhiên cho đến nay y học vẫn chưa xác định được chính xácloại gien nào trực tiếp hoặc có liên quan đến việc gây ra bệnh trầm cảm.Nguyên nhân ngoại sinh. Đó là các biến cố bất ngờ hoặc dai dẳng trongcuộc sống gây ra tâm lý trầm cảm, ví dụ buồn vì chuyện tình yêu bị đổ vỡ,áp lực công việc quá nặng, gia đình gặp khó khăn, có cả trường hợp do phảichuyển môi trường làm việc đột ngột, mắc bệnh lâu ngày không khỏi, mâuthuẫn với gia đình, bạn bè…Những người có tâm lý quá nhạy cảm, ít bạn bè, hay sống nội tâm… thườngcó nguy cơ bị choáng váng trước những biến cố trong cuộc sống. Khi đó, cóthể có hai trường hợp xảy ra: hoặc người ta trở nên tự ti, mặc cảm, hoặc luônđặt mình trong tư thế… phản kháng hoặc công kích người khác. Cách ứngxử như vậy nói chung nguy hiểm, vì càng muốn phản kháng thì mức độ trầmcảm càng trầm trọng hơn và những hành vi tiêu cực có thể sẽ xảy ra.Nên đối phó với trầm cảm thế nào?Trầm cảm có ảnh hưởng tiêu cực và dai dẳng đến cả tinh thần lẫn thể chấtcon người. Thái độ ứng xử của người bệnh với chính sự cố của mình là mộtyếu tố hết sức quan trọng, góp phần lớn vào việc tự thoát ra khỏi bệnh tìnhcùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia. Cách ứng xử an toàn và hiệu quả nhấttrong trường hợp này là tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng nhưng… quyếtliệt. Mọi thứ đều có thể tác động mạnh, ngoại trừ những vấn đề nhạy cảm vềtinh thần.Khi bị trầm cảm, thế giới trong mắt người bệnh sẽ dần dần… thu hẹp lại vàchỉ cần một va chạm nhỏ với xung quanh cũng có thể có phản ứng dữ dội.Những xúc cảm xấu lập tức sẽ được dịp bùng lên, nếu không làm chủ đượcmình và thoát ra được thì chắc chắn người bệnh sẽ bị cuốn phăng đi. Hệ lụynày nối tiếp hệ lụy kia, người bệnh sẽ bị trầm cảm dai dẳng.Nếu tiếp cận “mạnh tay” có thể khiến người bệnh càng dễ bị sốc nặng hơn,thì giải pháp tiếp cận nhẹ nhàng nhưng triệt để sẽ giúp người bệnh vừa tránhbị sốc, vừa có đủ thời gian, cũng như sự sáng suốt cần thiết để tự tìm hướnggiải quyết một cách hiệu quả.Trầm cảm cũng có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu giải quyết sinh lý. Tronglúc tâm trí bị ức chế cao độ, cảm giác của sự khoái cảm có thể cuốn hútngười bệnh và khiến người đó không tài nào bỏ qua được. Sử dụng tình dụcnhư một cách đối phó với chứng trầm cảm là chuyện khá thường gặp ở nhiềungười, song đó không phải là cách giải quyết an toàn, nếu không muốn nóicó phần nguy hiểm. Tốt nhất nên kịp thời tìm đến các chuyên gia tâm lý đểnhờ giúp đỡ. ...