Danh mục

Bạn đã quan tâm đến chính sách sản phẩm?

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 44.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập đoàn điện tử hàng đầu của Nhật Bản, Matsushita, đã mua lại nhà máy sản xuất TV của Motorola của Mỹ ngay trên đất Mỹ, hay Ford, hãng xe hơi lớn thứ hai trên thế giới, đã mua Jaguar của Anh. Tại sao những tập đoàn kinh doanh khổng lồ trên lại có những chiến lược táo bạo như vậy? Câu trả lời xuất phát từ chính sách sản phẩm của họ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bạn đã quan tâm đến chính sách sản phẩm?Bạn đã quan tâm đến chính sách sản phẩm? Tập đoàn điện tử hàng đầu của Nhật Bản, Matsushita, đã mua lại nhà máy sản xuất TV của Motorola của Mỹ ngay trên đất Mỹ, hay Ford, hãng xe hơi lớn thứ hai trên thế giới, đã mua Jaguar của Anh. Tại sao những tập đoàn ảnhminhhoạ kinh doanh khổng lồ trên lại có những chiến lược táo bạo như vậy? Câu trả lời xuất phát từ chính sách sản phẩm của họ.Chính sách sản phẩm (product policy) là những chiến lược, kế hoạch, định hướng về sảnphẩm của công ty, về tất cả những gì công ty có thể đưa ra thị trường để tạo ra sự chú ý củangười tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm, sử dụng hay mong muốn nào đó. Chínhsách sản phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở giúp công ty xác định phương hướng đầutư, thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng, hạn chế rủi ro, cũng như chỉđạo các chiến lược kinh doanh khác nhau liên quan đến sản phẩm. Trong trường hợp của tậpđoàn Matshushita, chính sách sản phẩm là cho ra đời những loại sản phẩm chất lượng cao, cóhàm lượng công nghệ lớn để đáp ứng yêu cầu khắt khe và khó tính của các khách hàng Mỹ. Vìthế, hãng đã tận dụng lợi thế công nghệ của Motorola khi mua lại những nhà máy sản xuấtcủa tập đoàn này cùng với hệ thống dây chuyền sản xuất đồng bộ. Hay với Ford, tập đoàn nàybiết rằng người Anh rất yêu thích những tên tuổi lâu đời trong nước, họ không thích sử dụngnhững sản phẩm nhập khẩu, chính vì thế, Ford đã mua lại Jaguar trong chiến lược xâm nhậpthị trường Anh quốc tiềm năng nhằm cung cấp cho khách hàng những chiếc xe nội địa, cho dùlinh kiện và công nghệ là của người Mỹ.Trong kinh doanh, chính sách sản phẩm luôn được quan tâm ở mọi cấp quản lý. Mặc dù banlãnh đạo của Sony hay của Ford phải đưa ra những quyết định về sản phẩm, nhưng trên thựctế họ luôn dựa vào bộ phận tiếp thị và thông tin để có được thông tin về mọi mặt như phân tíchvề nhu cầu của thị trường, thông tin về khách hàng…, để từ đó thiết kế sản phẩm cũng nhưđưa ra các quyết định có liên quan đến đặc tính của sản phẩm, chuỗi sản phẩm (product line),hệ sản phẩm (product mix), nhãn hiệu, bao bì…Vấn đề chính sách sản phẩm càng trở nên quan trọng và phức tạp đối với những công ty đangtiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hay thâm nhập thị trường mới. Khách hàngở mỗi thị trường khác nhau sẽ có những đòi hỏi khác nhau, do đó việc thực hiện chính sáchsản phẩm như thế nào cho phù hợp là công việc rất khó khăn, chẳng hạn những khách hàngtại Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc sẽ có các yêu cầu khác nhau về mặt hàng máy giặtsử dụng trong gia đình: tự động hay bán tự động, chiều cao, chiều rộng ra sao, sử dụng nướcnóng, nước lạnh hay nước bình thường ... Vì vậy, mỗi chính sách sản phẩm thường được ápdụng riêng cho từng loại sản phẩm, từng tuyến sản phẩm hoặc cho cả hệ sản phẩm.Hoạch định và phát triển (Planning and Development)Có được sản phẩm chiếm lĩnh thị trường luôn là mục đích của các công ty, thậm chí họ khôngquan tâm đến việc người tiêu dùng có xem chúng là mới hay không. Trên thực tế chỉ có khoảng10% sản phẩm mới là “thực sự mới” hay là “có đổi mới” đối với khách hàng. Trong chính sáchsản phẩm, có nhiều cách để tạo ra những sản phẩm mới nhằm phục vụ kế hoạch thâm nhậpvà mở rộng thị trường:Cách đơn giản nhất là mang những sản phẩm đang kinh doanh hiện tại ở thị trường hiện tạisang những thị trường khác. Chiến lược này rất dễ thực hiện, ít nhất là ở giai đoạn đầu bởi vìnó có thể giúp công ty giảm chi phí khi tiếp cận thị trường mới. Biện pháp này thường đượcSamsung hay Toyota áp dụng trong nhiều năm qua.Cách thứ hai cũng tương đối đơn giản, chỉ có điều không “tiết kiệm” cho lắm- đó là mua công tyhoặc mua một phần để nắm quyền điều hành công ty khi mà công ty này đang có sản phẩmtiêu thụ ở thị trường cần thâm nhập, hoặc sản phẩm công ty đó có thể được chuyển sang kinhdoanh tại một thị trường khác. Phương thức tạo ra sản phẩm mới bằng cách mua một công tycó sẵn ở thị trường mới thường là biện pháp của các công ty rất lớn hay các tập đoàn đa quốcgia. Ví dụ Sony và Ford là những tập đoàn tiên phong áp dụng cách thức này. Theo ban lãnhđạo của Ford thì việc mua một công ty hay nhà máy đang sản xuất ở một thị trường khác theohình thức trên có thể sẽ tốn kém về tiền bạc, nhưng về lâu dài thì nó vẫn rẻ hơn so với việcphải xây dựng nhà máy mới với một nhãn hiệu mới.Bên cạnh đó, công ty cũng có thể kinh doanh một sản phẩm mới từ việc mô phỏng một sảnphẩm đã có sẵn và đang được ưa chuộng trên thị trường để làm sản phẩm mới riêng củamình, từ đó thâm nhập các thị trường khác. Tất nhiên đây không phải là cách làm của các côngty đang dẫn dắt thị trường thế giới. Trên thực tế, các công ty thuộc các quốc gia mới côngnghiệp hóa như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông đã từng đi lên bằng hình thứcnày. Cách làm này hẳn nhiên là giảm được rất nhiều chi phí, giá thành sản phẩm ...

Tài liệu được xem nhiều: