Thông tin tài liệu:
Hãy bắt đầu nhìn mọi thứ theo một cách khác để đem lại lợi ích và sự thoải mái cho chính bạn.
Quan hệ với sếp là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất tại nơi làm việc. Bạn sẽ làm gì khi giữa hai bên rơi vào căng thẳng? Hãy thử khám phá xem bạn có thể thay đổi không khí và vị thế của mình không nhé!
Xem xét kỹ lưỡng lại tình hình
Dù nguyên nhân của sự căng thẳng giữa bạn và sếp gì đi chăng nữa thì bạn cũng phải tìm cách để nới lỏng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bạn ghét sếp của mình?
Bạn ghét sếp của mình?
Hãy bắt đầu nhìn mọi thứ theo một cách khác để đem lại lợi ích và sự thoải
mái cho chính bạn.
Quan hệ với sếp là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất tại
nơi làm việc. Bạn sẽ làm gì khi giữa hai bên rơi vào căng thẳng? Hãy thử
khám phá xem bạn có thể thay đổi không khí và vị thế của mình không nhé!
Xem xét kỹ lưỡng lại tình hình
Dù nguyên nhân của sự căng thẳng giữa bạn và sếp gì đi chăng nữa thì bạn
cũng phải tìm cách để nới lỏng tình hình. Một vài gợi ý sau sẽ giúp bạn tạo một
không khí tốt hơn cho chính mình tại nơi làm việc.
1. “Sếp của bạn đang thực sự trông đợi điều gì từ bạn?”. Hãy quên đi quá
khứ và tập trung vào thực tại. Bạn sẽ không bao giờ giải quyết được bất cứ thứ gì
nếu bạn mãi nghĩ về rắc rối trước đây giữa bạn và sếp. Bạn nên dồn trọng tâm suy
nghĩ vào mục tiêu lớn nhất của dự án bạn đang làm việc. Đó mới là cái tác động
nhiều nhất đến bạn và cũng là mối liên hệ công việc giữa hai bên.
2. “Tôi có thể làm thêm điều gì ở đây?”. Phải chăng bạn đang làm việc
trong khuôn khổ bổn phận công việc mà mất đi sự nhiệt tình, sáng tạo lúc ban đầu.
Có lẽ đã đến lúc bạn nên “mài sắc” lại tinh thần để đạt được một sự tác động nổi
bật hơn.
3. “Đâu là giải pháp cho vấn đề của mình với sếp?”. Hãy bước ra ngoài
khỏi sự tức tối của chính mình để nhìn nhận sự việc khách quan hơn. Phải chăng
bạn đang trở nên quá thiên kiến? Những ý tuởng công việc của bạn liệu đã sáng
suốt? Nếu sếp của bạn nổi giận vì bạn đến muộn cuộc họp, bạn nên tỏ ra gương
mẫu ngay trong lần họp tới. Nếu ý tưởng của bạn bị loại bỏ, thay vì thất vọng, bạn
nên tìm cách khiến chúng an toàn và khả thi hơn
4. “Bạn đang chia sẽ hào quang của sếp?”. Đây là vấn đề khá nhạy cảm, dù
sao thì các sếp không bao giờ muốn bị lép vế. Họ có thể cảm thấy ghen tỵ hoặc bị
đe dọa. Dù thế nào thì bạn cũng vẫn là nhân viên của ông ấy tại nơi làm việc.
Đừng vượt ngưỡng và phải biết cách thừa nhận sếp của bạn
5. “Bạn đã trở nên quá khôn ngoan nên không thể bị kiểm soát?”. Các ông
chủ tất nhiên không thích bị làm khó. Những nhân viên làm việc tốt và dễ quản lý
thường nhận được nhiều phần thưởng và nhiều sự tin tưởng hơn từ phía ông chủ.
Tìm cách để lại dấu ấn nổi bật trong công việc
Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái ngay nếu bạn ngày càng được trọng
dụng. Đây chính là mấu chốt thay đổi quan hệ một cách nhanh chóng và dễ dàng.
1. Trước tiên, hãy dừng việc phàn nàn những ý nghĩ tiêu cực về sếp với
đồng nghiệp. Điều này chỉ báo động với những đồng nghiệp rằng sẽ có lúc bạn
cũng nghĩ tương tự về họ. Thay vào đó, hãy thừa nhận những thứ tích cực mà sếp
của bạn đã làm. Bạn sẽ xếp xó được các suy nghĩ tiêu cực ngay từ bây giờ.
2. Tập trung năng lực để làm vài việc có giá trị đáng kể khẳng định bản
thân.
3. Đưa cho sếp một vài thứ ông ấy có thể hình dung, mường tượng. Tìm
cách làm nổi bật giá trị và sự hữu ích của bạn với sếp. Nếu tăng được 10% doanh
số bán hàng tháng này, hãy lập tức thông báo cho sếp và đồng nghiệp của bạn biết
điều đó.
4. Tập trung vào nhu cầu của sếp nhiều hơn nữa. Hỏi sếp bạn mỗi tuần:
“Tôi có thể làm điều gì tuần này khiến công việc chung trôi chảy hơn?”. Hãy để sự
căng thẳng giữa hai người tan ra bằng cách tập trung vào công việc quan trọng mà
cả hai đang quan tâm.
Lê Thu
Theo Career Consultants Online