Danh mục

Bàn luận về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 743.54 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này trình bày cơ sở lý thuyết đặt nền tảng cho việc cần thiết phải công bố thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Qua đó, thực trạng chung về việc công bố thông tin liên quan đến các hoạt động môi trường, xã hội trên các báo cáo phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn luận về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Lê Hà Như Thảo, Võ Văn Cương 345 Bàn luận về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Lê Hà Như Thảo1, Võ Văn Cương2 1 Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Đà Nẵng 2 Kiểm toán Nhà nước khu vực III lhnthao@sict.udn.vn Tóm tắt: Thực hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến phát triển bền vững đang là một trong những mục tiêu quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm và hướng đến. Trong đó, các vấn đề thể hiện trách nhiệm xã hội như bảo vệ môi trường, hoạt động cộng đồng, chế độ cho nhân viên… luôn được các nhà quản lý chú trọng. Vì vậy, việc công bố thông tin trên các Báo cáo phát triển bền vững nói chung hay công bố thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thu hút sự chú ý của nhiều nhà quản lý cũng như các nhà kinh tế học. Bài nghiên cứu này trình bày cơ sở lý thuyết đặt nền tảng cho việc cần thiết phải công bố thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Qua đó, thực trạng chung về việc công bố thông tin liên quan đến các hoạt động môi trường, xã hội trên các báo cáo phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Công bố thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, Lý thuyết những người liên quan. 1 Đặt vấn đề Trên thế giới, đặc biệt ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Úc… các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều đến vấn đề công bố thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh. Các hoạt động gắn liền với xã hội có thể kể đến như chú ý đến an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng, hoặc các vấn đề liên quan đến nhân quyền. Việc thực hiện những hoạt động này không chỉ góp phần giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội mang tính cấp bách mà còn giúp doanh nghiệp gia xây dựng hình ảnh và gia tăng danh tiếng. Vì vậy, doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Những công bố liên quan đến trách nhiệm xã hội tại Việt Nam hiện nay vẫn dựa trên cơ sở công bố tự nguyện, đa số tập trung ở các doanh nghiệp lớn. Để có cơ sở chặt chẽ cho việc xây dựng nội dung và cách trình bày các báo cáo công bố thông tin trách nhiệm xã hội, việc xây dựng cơ sở lý thuyết là điều cần thiết. 2 Những vấn đề chung về công bố trách nhiệm xã hội 2.1 Trách nhiệm xã hội Các công ty ngày càng nhận thức được rằng thành công trong hoạt động kinh doanh không chỉ xuất phát từ việc tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn, mà thay vào đó cần thêm những yêu cầu về việc củng cố trách nhiệm xã hội. Theo Capron (2000), kế toán xã hội được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu và thực hiện. Một số nhầm lẫn tồn tại bởi vì các thuật ngữ tương tự được sử dụng theo những cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, nói chung, kế toán xã hội 346 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” được xem xét như một hệ thống thông tin hơn là mục đích thể hiện sự đóng góp tiêu cực hoặc tích cực của công ty đối với môi trường. Kế toán xã hội đã được phát hiện trong những năm 60, bao gồm những vấn đề liên quan đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội như các lý thuyết giải thích và khung khái niệm liên quan đến khía cạnh con người. Sau đó, vào những năm 1980, nó được mở rộng đến vấn đề bảo vệ môi trường với tên gọi kế toán môi trường. Do đó, đối tượng của kế toán xã hội bao gồm các mối quan tâm về môi trường và xã hội. Những nghiên cứu về chủ đề trách nhiệm xã hội tập trung giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến hành vi doanh nghiệp thông qua thông tin mà họ công bố. Như vậy, báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành chủ đề nghiên cứu có liên quan để tìm hiểu các hoạt động xã hội; tuy nhiên, các báo cáo chủ yếu liên quan đến kế toán tài chính. Bởi vì, các báo cáo tài chính nhằm mục đích trình bày những thông tin tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho những đối tượng sử dụng khác nhau (Gray và cộng sự, 1997). Do đó, các báo cáo tài chính thường hạn chế việc cung cấp thông tin về sự tương tác giữa tổ chức và xã hội. Đứng ở góc độ này, báo cáo trách nhiệm xã hội được xác định dựa theo các yếu tố chi phối các mối quan hệ trong kinh doanh của doanh nghiệp, các sáng kiến về xã hội quốc tế quan trọng, các quy tắc ứng xử, luật pháp trong nước và quốc tế, quản trị doanh nghiệp, áp lực của công chúng, uy tín, rủi ro và áp lực của nhà đầu tư. Những cấp bậc về trách nhiệm mà doanh nghiệp thực hiện được thể hiện trong mô hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như Hình 1. Hình 1. Mô hình thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Nguồn: Caroll (1991), Hemphill (2004) và Windsor (2001)) 2.2 Công bố thông tin trách nhiệm xã hội Công bố xã hội có thể được định nghĩa là những công bố thông tin tài chính và phi tài chính liên quan những hoạt động của công ty trong những vấn đề liên quan đến xã hội. Nó có thể Lê Hà Như Thảo, Võ Văn Cương 347 thường được coi là cách doanh nghiệp thể hiện hình ảnh của mình trước công chúng liên quan đến các hoạt động về môi trường, cộng đồng, nhân viên và vấn đề người tiêu dùng. Trong bối cảnh này, Haron và cộng sự (2004) chỉ ra rằng xã hội công bố thông tin cung cấp thông tin tích cực xác nhận rằng hoạt động của công ty là hài hoà với môi trường. Một mặt, tiết lộ này cho thấy là doanh nghiệp đã tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên, và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: