Bàn thêm về phân loại văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 108.09 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc phân loại văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX thành các nhóm truyện từ trước đến nay đã được các nhà lý thuyết thử nghiệm khá nhiều và hướng tới mục đích có thể chấp nhận được. Trong đó, đương nhiên tiêu chí phân loại là yếu tố căn cốt nhất. Một số tiêu chí đã được vận dụng khá phổ biến như: thi pháp thể loại, phương pháp sáng tác, phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm (đề tài), sự kết hợp giữa thể loại văn học với các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, kiến trúc...). Chúng tôi thử nghiệm phân loại văn xuôi theo nhóm truyện kể dựa trên nguyên tắc tổ chức sự kiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn thêm về phân loại văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Phùng Quý Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 141 - 145 BÀN THÊM VỀ PHÂN LOẠI VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 Phùng Quý Sơn* Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn TÓM TẮT Việc phân loại văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX thành các nhóm truyện từ trước đến nay đã được các nhà lý thuyết thử nghiệm khá nhiều và hướng tới mục đích có thể chấp nhận được. Trong đó, đương nhiên tiêu chí phân loại là yếu tố căn cốt nhất. Một số tiêu chí đã được vận dụng khá phổ biến như: thi pháp thể loại, phương pháp sáng tác, phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm (đề tài), sự kết hợp giữa thể loại văn học với các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, kiến trúc...). Chúng tôi thử nghiệm phân loại văn xuôi theo nhóm truyện kể dựa trên nguyên tắc tổ chức sự kiện. Từ khóa: phân loại văn xuôi, nhóm truyện kể, tổ chức sự kiện. NỘI DUNG* Trong giai đoạn hoàng kim của văn học hiện đại Việt Nam (1930 – 1945), văn xuôi đã đạt đến “giá trị cổ điển” với một lớp nhà văn tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Lan Khai, Thế Lữ ... Xét về thi pháp thể loại, nền văn xuôi hiện đại trong sự kết hợp hài hòa với truyền thống dân tộc và thế giới với những tinh hoa của nó đã bước từng bước vững chắc vào nền văn học chung của nhân loại. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều tiêu chí để phân loại văn xuôi hiện đại Việt Nam với mong muốn hướng tới cái đích nhất định có thể chấp nhận được. Hiện nay đang tồn tại một số cách phân loại như sau: Thứ nhất là dựa vào trào lưu, khuynh hướng, phương pháp sáng tác mà người ta chia văn xuôi Việt Nam 1930 – 1945 ra thành văn xuôi lãng mạn, văn xuôi hiện thực phê phán, văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa (yêu nước, cách mạng). Cách phân loại phổ biến này được đề cập trong sách giáo khoa ngữ văn phổ thông, giáo trình Văn học Việt Nam dành cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hay một số chuyên luận về truyện ngắn, tiểu thuyết như: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Truyện ngắn Việt Nam – lịch sử - thi pháp – chân dung (Phan Cự Đệ chủ * Tel: 0982 339388, Email: quysonls@gmail.com biên), Truyện ngắn – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Bùi Việt Thắng)... Thứ hai là dựa vào thi pháp thể loại mà chia ra thành truyện tâm lý, truyện phiêu lưu, truyện kinh dị... Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan chia tiểu thuyết làm mười loại: phong tục, luận đề, luân lý, xã hội, truyền kỳ, hoạt kê, tả chân, tình cảm, trinh thám, phóng sự. Trước đó, Phạm Quỳnh đã chia tiểu thuyết làm ba loại: ngôn tình, tả thực, truyền kỳ. Cách phân loại mà Phạm Quỳnh, Vũ Ngọc Phan đề xuất phần nào dựa trên Bách khoa tự điển của phương Tây từ đầu thế kỷ XX. Càng về sau, cách phân chia văn học nói chung, truyện nói riêng theo thi pháp thể loại càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, với văn học Việt Nam, không phải mọi mô hình trên đều phát triển. Có lẽ phát triển hơn cả là nhóm truyện luận đề, tả chân và tâm lý, tình cảm. Thứ ba là dựa vào sự kết hợp giữa thể loại văn học và các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, sân khấu, sử thi, thơ trữ tình, hồi ký, nhật ký, bút ký, phóng sự, thư từ... Vì thế giai đoạn này mới xuất hiện các loại tiểu thuyết như: tiểu thuyết phóng sự (kiểu Lều chõng của Ngô Tất Tố), tiểu thuyết hoạt kê, trong đó có ảnh hưởng của hài kịch, tranh biếm họa (kiểu Số đỏ của Vũ Trọng Phụng), tiểu thuyết tự truyện (kiểu Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)... 141 Phùng Quý Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Kiểu phân loại thứ tư là dựa theo đề tài, như: truyện lịch sử, truyện phong tục, truyện hương xa hay truyện địa phương (kiểu như truyện đường rừng của Lan Khai, Lý Văn Sâm hoặc truyện cao bồi miền Tây trong văn học Mỹ). Từ sớm, giới nghiên cứu và sáng tác văn học Việt Nam đã rất chú ý đến vấn đề thể loại văn học, coi đó là “các quy tắc đã được thiết lập, mà đồng thời vừa được xác định bởi tính cách của các nhà văn” [6; 408]. Và, khái niệm truyện (truyện thơ, văn xuôi) được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) hiện đại thì đến thế kỷ XX mới định hình. Theo nhiều tài liệu mà chúng tôi khảo sát được, thì năm 1887 bắt đầu có dấu hiệu của văn học hiện đại, được mở đầu bằng tác phẩm văn xuôi quốc ngữ: Truyện Thầy Lazaro Phiền của P.J.B Nguyễn Trọng Quản. Vấn đề phân chia thể loại ở văn học giao thời tương đối phức tạp, đặc biệt là văn xuôi. Bước sang giai đoạn văn học 1930 – 1945, khi mà nền văn học Việt Nam đã phát triển và có nhiều thành tựu thì việc phân loại sáng tác văn học bắt đầu được chú ý, tiêu chí phân loại cũng như ranh giới thể loại rõ ràng, thuyết phục hơn. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi thử nghiệm phân chia văn xuôi giai đoạn này theo mô hình cấu trúc các nhóm truyện, mà nguyên tắc tổ chức truyện kể là tiêu chí xuyên suốt. Truyện - “khái niệm chỉ một thể loại tự sự, vốn bắt nguồn từ thuật ngữ cổ của hệ thống thể loại trong văn học Trung Quốc” [1; 1837]. Như ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn thêm về phân loại văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Phùng Quý Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 141 - 145 BÀN THÊM VỀ PHÂN LOẠI VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 Phùng Quý Sơn* Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn TÓM TẮT Việc phân loại văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX thành các nhóm truyện từ trước đến nay đã được các nhà lý thuyết thử nghiệm khá nhiều và hướng tới mục đích có thể chấp nhận được. Trong đó, đương nhiên tiêu chí phân loại là yếu tố căn cốt nhất. Một số tiêu chí đã được vận dụng khá phổ biến như: thi pháp thể loại, phương pháp sáng tác, phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm (đề tài), sự kết hợp giữa thể loại văn học với các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, kiến trúc...). Chúng tôi thử nghiệm phân loại văn xuôi theo nhóm truyện kể dựa trên nguyên tắc tổ chức sự kiện. Từ khóa: phân loại văn xuôi, nhóm truyện kể, tổ chức sự kiện. NỘI DUNG* Trong giai đoạn hoàng kim của văn học hiện đại Việt Nam (1930 – 1945), văn xuôi đã đạt đến “giá trị cổ điển” với một lớp nhà văn tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Lan Khai, Thế Lữ ... Xét về thi pháp thể loại, nền văn xuôi hiện đại trong sự kết hợp hài hòa với truyền thống dân tộc và thế giới với những tinh hoa của nó đã bước từng bước vững chắc vào nền văn học chung của nhân loại. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều tiêu chí để phân loại văn xuôi hiện đại Việt Nam với mong muốn hướng tới cái đích nhất định có thể chấp nhận được. Hiện nay đang tồn tại một số cách phân loại như sau: Thứ nhất là dựa vào trào lưu, khuynh hướng, phương pháp sáng tác mà người ta chia văn xuôi Việt Nam 1930 – 1945 ra thành văn xuôi lãng mạn, văn xuôi hiện thực phê phán, văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa (yêu nước, cách mạng). Cách phân loại phổ biến này được đề cập trong sách giáo khoa ngữ văn phổ thông, giáo trình Văn học Việt Nam dành cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hay một số chuyên luận về truyện ngắn, tiểu thuyết như: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Truyện ngắn Việt Nam – lịch sử - thi pháp – chân dung (Phan Cự Đệ chủ * Tel: 0982 339388, Email: quysonls@gmail.com biên), Truyện ngắn – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Bùi Việt Thắng)... Thứ hai là dựa vào thi pháp thể loại mà chia ra thành truyện tâm lý, truyện phiêu lưu, truyện kinh dị... Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan chia tiểu thuyết làm mười loại: phong tục, luận đề, luân lý, xã hội, truyền kỳ, hoạt kê, tả chân, tình cảm, trinh thám, phóng sự. Trước đó, Phạm Quỳnh đã chia tiểu thuyết làm ba loại: ngôn tình, tả thực, truyền kỳ. Cách phân loại mà Phạm Quỳnh, Vũ Ngọc Phan đề xuất phần nào dựa trên Bách khoa tự điển của phương Tây từ đầu thế kỷ XX. Càng về sau, cách phân chia văn học nói chung, truyện nói riêng theo thi pháp thể loại càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, với văn học Việt Nam, không phải mọi mô hình trên đều phát triển. Có lẽ phát triển hơn cả là nhóm truyện luận đề, tả chân và tâm lý, tình cảm. Thứ ba là dựa vào sự kết hợp giữa thể loại văn học và các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, sân khấu, sử thi, thơ trữ tình, hồi ký, nhật ký, bút ký, phóng sự, thư từ... Vì thế giai đoạn này mới xuất hiện các loại tiểu thuyết như: tiểu thuyết phóng sự (kiểu Lều chõng của Ngô Tất Tố), tiểu thuyết hoạt kê, trong đó có ảnh hưởng của hài kịch, tranh biếm họa (kiểu Số đỏ của Vũ Trọng Phụng), tiểu thuyết tự truyện (kiểu Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)... 141 Phùng Quý Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Kiểu phân loại thứ tư là dựa theo đề tài, như: truyện lịch sử, truyện phong tục, truyện hương xa hay truyện địa phương (kiểu như truyện đường rừng của Lan Khai, Lý Văn Sâm hoặc truyện cao bồi miền Tây trong văn học Mỹ). Từ sớm, giới nghiên cứu và sáng tác văn học Việt Nam đã rất chú ý đến vấn đề thể loại văn học, coi đó là “các quy tắc đã được thiết lập, mà đồng thời vừa được xác định bởi tính cách của các nhà văn” [6; 408]. Và, khái niệm truyện (truyện thơ, văn xuôi) được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) hiện đại thì đến thế kỷ XX mới định hình. Theo nhiều tài liệu mà chúng tôi khảo sát được, thì năm 1887 bắt đầu có dấu hiệu của văn học hiện đại, được mở đầu bằng tác phẩm văn xuôi quốc ngữ: Truyện Thầy Lazaro Phiền của P.J.B Nguyễn Trọng Quản. Vấn đề phân chia thể loại ở văn học giao thời tương đối phức tạp, đặc biệt là văn xuôi. Bước sang giai đoạn văn học 1930 – 1945, khi mà nền văn học Việt Nam đã phát triển và có nhiều thành tựu thì việc phân loại sáng tác văn học bắt đầu được chú ý, tiêu chí phân loại cũng như ranh giới thể loại rõ ràng, thuyết phục hơn. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi thử nghiệm phân chia văn xuôi giai đoạn này theo mô hình cấu trúc các nhóm truyện, mà nguyên tắc tổ chức truyện kể là tiêu chí xuyên suốt. Truyện - “khái niệm chỉ một thể loại tự sự, vốn bắt nguồn từ thuật ngữ cổ của hệ thống thể loại trong văn học Trung Quốc” [1; 1837]. Như ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bàn thêm về phân loại văn xuôi Việt Nam Phân loại văn xuôi Việt Nam Văn xuôi Việt Nam Nhóm truyện kể Tổ chức sự kiệnTài liệu liên quan:
-
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 301 0 0 -
Lập kế hoạch tổ chức sự kiện hội thảo hiệu quả
2 trang 267 0 0 -
5 trang 181 0 0
-
KHỞI SỰ THÀNH LẬP MỘT CÔNG TY TỔ CHỨC SỰ KIỆN
10 trang 169 0 0 -
Bài giảng Quan hệ Công chúng ( Đinh Tiên Minh) - Bài 5
8 trang 156 0 0 -
Tổ chức sự kiện thế nào để chuyên nghiệp hơn
3 trang 146 0 0 -
Tổng quan về thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
5 trang 139 0 0 -
Flash Mob - phương thức hiệu quả về mặt hình ảnh trong tổ chức sự kiện
4 trang 134 0 0 -
Giáo trình Tổ chức sự kiện (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai
252 trang 130 0 0 -
Quy trình tổ chức hội nghị khách hàng
6 trang 130 0 0