Để góp phần giải quyết nhu cầu thông tin nói trên, năm 2008 Viện Nghiên
cứu Phát triển Xã hội tiến hành một cuộc điều tra về ảnh hưởng của di cư
nông thôn-thành thị tại các địa phương đi và địa phương đến. Mục tiêu
chính của dự án nghiên cứu này là nhằm cung cấp các bằng chứng thực
nghiệm về tác động của di cư để có thể giúp thay đổi quan điểm phổ biến
của nhà nước và xã hội từ hướng tiêu cực sang tích cực (nhìn nhận một
cách tích cực về những đóng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
KINH TẾ
TỔNG BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ THÁNG 1 TĂNG
3,2%
Bộ Công Thương cho biết việc dự trữ hàng hóa bình ổn thị
trường tại các địa phương đã đem lại hiệu ứng tích cực cho thị
trường, đặc biệt là tại hai trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước là Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Bộ Công Thương, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, chỉ
đạo các đơn vị thực hiện tích cực công tác đảm bảo phục vụ Tết.
Nhiều địa phương đã triển khai việc bán hàng bình ổn và tổ chức bán
hàng phục vụ Tết, nhất là tại các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng
sâu, vùng xa.
Bộ Công Thương cũng cho biết không khí mua bán trên thị
trường Tết năm nay kém sôi động hơn so với cùng thời điểm các năm
trước đây, một phần là do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2011
ảnh hưởng tới thu nhập, chi tiêu và sức mua của người dân, một phần
do xu hướng mua sắm Tết muộn hơn và tập trung vào những ngày sát
Tết.
Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng
1/2012 vẫn đạt 191 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng 12/2011,
tăng 22% so với tháng 1/2011.
Với nguồn cung hàng hóa trên thị trường phong phú về chủng
loại, đa dạng về mẫu mã, người dân đã được đáp ứng đủ nhu cầu với
giá cả tương đối ổn định trong thời gian trước Tết, cận Tết và trong 3
ngày Tết.
Nhiều doanh nghiệp còn tăng cường khuyến mại, giảm giá, giải
phóng hàng tồn kho để thu hồi vốn… trong khi sức mua trên thị
trường không cao như mọi năm và với mặt bằng giá trước đó đã ở
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 1
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
mức cao nên nhiều loại hàng hóa Tết năm nay giá không tăng hoặc
chỉ tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết.
Tuy nhiên, so với Tết năm trước, giá nhiều loại hàng hóa vẫn
cao hơn từ 10-20%. Riêng đối với một số mặt hàng như thực phẩm
tươi sống, rau quả, hoa tươi, do đặc thù mặt hàng và nhu cầu tiêu thụ
cao nên giá trong những ngày sát Tết tăng khoảng 20-50% so với
ngày thường.
Đối với mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh nhất trong dịp Tết là
thực phẩm tươi sống, nhờ công tác chuẩn bị tốt và nguồn hàng hóa
dồi dào nên giá trên thị trường tự do chỉ tăng khoảng 10-15% so với
những ngày trước Tết.
Riêng tại hệ thống siêu thị, điểm bán hàng của các doanh
nghiệp được vay vốn bình ổn Tết, giá các loại hàng này ổn định, thu
hút nhiều người dân vào mua, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh,
vào ngày 28, 29 Tết, các doanh nghiệp bình ổn như Vissan, Co.op
Mart, Ba Huân… thực hiện giảm giá, khuyến mãi đối với các mặt
hàng là thực phẩm tươi sống và trứng gia cầm.
Bên cạnh việc tăng cường dự trữ hàng hóa bình ổn giá cả thị
trường Tết Nguyên đán, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Quản lý thị
trường tổ chức các đoàn kiểm tra thị trường Tết trên địa bàn các
thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày
(28 và 29 Tết); lực lượng quản lý thị trường ở các địa phương đã tăng
cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm,
hàng giả, hàng kém chất lượng nhập lậu qua biên giới và lưu thông
trên thị trường, ngăn chặn và xử lý các trường hợp sản xuất, buôn
bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều loại thực
phẩm đóng gói, bánh kẹo, trái cây nhập khẩu từ Thái Lan, Trung
Quốc lưu thông trên thị trường không có nhãn phụ, không rõ nguồn
gốc.
Theo: TTXVN
2 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
HÀNG LẬU 'LỘNG HÀNH', HÀNG VIỆT GẶP “KHÓ” Ở
SÂN NHÀ
Trải qua nhiều đêm 'mật phục' hàng lậu, giờ rảo bước khắp các
chợ từ Tân Thanh (khu cửa khẩu Tân Thanh) đến chợ Đông Kinh, chợ
Đêm… của thành phố Lạng Sơn, đâu đâu tôi cũng thấy tràn ngập hàng
“made in China,” và trong số này dù không ai dám khẳng định nhưng
dám chắc ít nhất hơn nửa là hàng không rõ nguồn gốc. Chính điều này
đã làm cho hàng Việt đang có nguy cơ bị lép vế ngay chính trên sân
nhà.
Cạnh tranh sát sạt
Tại trung tâm thương mại Hồng Kông, gần cửa khẩu Tân Thanh,
mặc dù thời tiết rất lạnh và mưa nhưng hàng đoàn xe từ các tỉnh vẫn
ùn ùn kéo lên khu cửa khẩu này để mua sắm.
Một điều dễ thấy là trên tay khách du lịch nào cũng đều nặng
trĩu đồ còn trong xe thì chật cứng hàng hóa.
Chị Nguyễn Thu Phương, một khách du lịch từ Bắc Giang lên
cho biết, hàng hóa Trung Quốc vừa rẻ, mẫu mã lại bắt mắt nên mua về
dùng một thời gian.
Đánh đúng tâm lý này của khách hàng nên dù có giá rẻ bất ngờ
nhưng nhiều người vẫn bị mua hớ vì theo dân buôn bán ở đây, hàng
trong chợ này thường bị nói thách gấp cả 5-7 lần.
Phía trong chợ, hàng quần áo bày bán từng sạp rất lớn và với
những tấm biển “giá sốc” giảm giá đến 90% luôn được treo lên để hút
khách hàng. Chỉ từ 50.000 đồng -150.000 đồng là có thể mua được
một chiếc áo da và áo phao.
Chủ hàng ở đây luôn miệng quảng cáo, hàng chính hiệu Quảng
Đông thanh lý cuối năm giảm giá 90%, giá áo da, áo phao xuất xưởng
là 1.200.000 đồng/chiếc, nhưng giá bán tại cửa hàng này chỉ là
120.000-150.000 đồng/chiếc. Riêng áo sơ mi cotton hàng Quảng Đông
chính hiệu, giá xuất xưởng 120.000 đồng/chiếc thì hiện chỉ còn
100.000 đồng/3 chiếc...
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 3
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
Quay về chợ Đông Kinh, khu chợ lớn và sầm uất nhất của thành
phố Lạng Sơn, không khí mua sắm hàng cuối năm cũng rất nhộn nhịp.
Tuy nhiên, mọi thứ hàng hóa, vật dụng từ cây kim, sợi chỉ đến hàng
gia dụng đắt tiền đều là hàng Trung Quốc.
Chị Vân, một tiểu thương chợ Đông Kinh cho biết, hàng Việt
Nam khó bán ở đây vì giá còn quá cao so với thu nhập thực tế trong
khi mẫu mã lại ...