Gà vừa gáy dứt canh năm, bà Tư đã lom khom trở dậy. Bà bước tới bàn thờ, nơi lúc nào cũng có một ngọn đèn dầu leo lét cháy để thắp thêm một ngọn đèn dầu khác rồi chậm rãi đi xuống bếp. Bà vo gạo, bắt nồi cơm lên bếp, nhóm lửa thêm ông táo bên kia để hâm lại nồi thịt kho tàu. Lửa cháy sáng bập bùng. Củi khô trong lò kêu lách tách. Bà bước ra sân, tới bên cây rơm rút ra một bó và ôm lại bỏ vào máng cỏ cho hai con...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bán trâu Bán trâu Kính dâng lên hương hồn Ngoại của tôi TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THÀNH NHÂNGà vừa gáy dứt canh năm, bà Tư đã lom khom trở dậy. Bà bước tới bàn thờ, nơi lúc nàocũng có một ngọn đèn dầu leo lét cháy để thắp thêm một ngọn đèn dầu khác rồi chậm rãiđi xuống bếp. Bà vo gạo, bắt nồi cơm lên bếp, nhóm lửa thêm ông táo bên kia để hâm lạinồi thịt kho tàu. Lửa cháy sáng bập bùng. Củi khô trong lò kêu lách tách. Bà bước ra sân,tới bên cây rơm rút ra một bó và ôm lại bỏ vào máng cỏ cho hai con trâu ăn dặm thêmchút rơm cho chắc bụng trước khi ra đồng gặm cỏ. Ánh trăng hạ tuần lờ mờ sáng, bóngnhững nhành tre hắt lên mảnh sân cát trắng những đường nét mong manh, đậm nhạt,thỉnh thoảng lại lay động khi có gió nổi lên. Bóng bà cũng hắt lên sân, đơn lẻ, nhỏ nhoi,nhẫn nhục. Bà đứng nhìn cái bóng của mình một lúc rồi lại vào nhà để trông chừng nồicơm. Từ phía nóc nhà bên phải, con tắc kè già chợt uốn lưỡi kêu re re mấy tiếng lấygiọng để bắt đầu cho một loạt tắc kè, tắc kèèè… quen thuộc, buồn buồn. Hôm nay nó kêumười hai tiếng, vậy là trời nắng. Con tắc kè này đã sống chung một mái nhà với bà cảchục năm rồi. Nó là một người bạn già của bà. Có đôi khi lên thành phố thăm con cháu,giữa đêm khuya bà chợt nhớ tiếng kêu của nó lạ lùng.Sau khi đã dọn xong bàn cơm, bà Tư tới gần tấm phản kêu nho nhỏ: “An à, Tú à, dậy ăncơm rồi đi sớm cho mát, mấy con.”Hai đứa nhỏ lồm cồm trở dậy, chạy ra sân súc miệng rồi bước vào nhà ăn cơm.Thằng An là đứa ở chăn trâu. Năm đó lụt lớn, quê nó mất mùa, ba má nó có người quengần nhà bà Tư nên dắt nó tìm đến xin gửi cho nó ở lại chăn trâu giúp việc, tiền công xá bàmuốn cho bao nhiêu cũng được, chỉ vì nhà nghèo mà quá đông con nên túng thế phảitùng quyền. Trước giờ, bà Tư vẫn gửi hai con trâu cho trẻ trong xóm chăn giữ giùm, mỗinăm mua cho chúng đôi ba tấm áo, thêm chút đỉnh tiền lì xì Tết. Nhưng cảm thương hoàncảnh nhà thằng An, bà gật đầu đồng ý. Thế là nó ở với bà từ đó đến nay. Còn thằng Tú làcháu ruột, con của cô Hai con gái lớn của bà, mới về quê thăm bà hồi chiều hôm qua. Mánó theo người quen lên Sài Gòn tập tành làm ăn buôn bán từ hồi mới mười mấy tuổi, sauđó lấy chồng rồi cũng ở lại đó luôn. Bà chỉ có hai người con, thằng Ba lớn lên đi quândịch bị cụt giò, về ở với bà được vài năm rồi cũng ra thị trấn mướn nhà mở tiệm sửa đồđiện tử. Thằng Ba nói rằng nó là thương phế binh còn có một giò, làm ruộng ráng ráng thìcũng được nhưng sao cho lại người ta. Thôi thì có cái nghề học được hồi còn nằm trongquân y viện, nó lấy đó làm miếng sinh nhai, còn ruộng nương đành bỏ phế. Mấy năm quachiến tranh khốc liệt, làm ruộng cũng không được yên ổn, chỉ còn nước vào chợ sống quangày.Nhiều khi bà nghĩ chắc là phần số của mình phải sống lẻ loi như thế, thôi cũng đành chấpnhận. Lâu lâu con gái lớn dẫn mấy cháu về thăm, bà đã lấy làm vui rồi. Dịp này thằng Túvừa thi đệ nhất lục cá nguyệt xong, nó được nghỉ mấy ngày nên đón xe đò một mình vềthăm ngoại. Lẫm rẫm mà nó cũng đã sắp thành người lớn rồi, bà nghĩ tới đó, thấy vừamừng vừa lo. Thời buổi chiến chinh giặc giã, con trai lớn lên không đi theo phe này cũngphải đi theo phe nọ, sống chết khó lường. Như ông Tư chồng bà, hồi chín năm khángchiến chống Pháp, sau vài lần ghé về thăm bà đã bặt tin mất tích từ ấy đến nay.Bà Tư nhìn hai đứa nhỏ ăn uống ngon lành, thấy vui vui trong bụng. Bà nói với chúng:“Hai đứa con đi nhớ đội nón cho cẩn thận, nắng này để đầu trần là cảm như chơi. ThằngAn rành rẽ đất cát ở đây, con phải nhắc nhở thằng Tú, nghe con.”Thằng An gật đầu dạ nhỏ. Còn Thằng Tú thì nhăn mặt. “Ngoại coi mình còn con nít lắmhay sao mà kêu thằng An làm giám hộ cho mình chớ,” nó bực bội nghĩ thầm. Nhưng khinhìn lại bà ngoại, mái tóc đã bạc hơn nửa phần, gương mặt hằn sâu những nếp nhăn dotuổi tác và những buồn lo, nó bỗng thấy nao lòng và thương ngoại nó vô cùng.Trời vừa tờ mờ sáng, Tú theo An dẫn trâu ra bưng. Thằng An cho hai con trâu của bà Tưnhập bầy với mấy con trâu của một bạn mục đồng khác, nhờ nó coi chừng giùm, rồi dẫnthằng Tú đi tới một con suối nhỏ.Hai đứa đi men theo bờ suối cho tới khi gặp một cụm da xà cổ thụ, với những chùm rễ todài mốc thếch như những con mãng xà đáng sợ đang thòng đầu xuống mặt nước. Ở mébờ bên kia cũng có nhiều lùm bụi ô rô cóc kèn dày đặc. An nói với Tú: “Mình sẽ tát cá ởđây. Chỗ này nước không sâu lắm, bờ hẹp nên dễ tát. Mầy biết hôn Tú, tụi cá tôm chúngnó ưa mấy chỗ bóng ‘gâm’ với cây cối nhiều ‘dầy’ nè. Còn chỗ mấy cái ‘gễ’ cây đâm‘ga’ bờ suối là chỗ mấy con cá lóc cá lăng thích chọn làm hang ổ…”Tú vừa thích thú nghe An giảng giải, vừa làm theo những hướng dẫn của nó.Thằng An bày cho nó móc bùn lên, đắp chặn ở một đầu suối, rồi đi ngược lên phía trênthượng nguồn con suối, cách chừng mười mét, tiếp tục đắp bờ còn lại. Sau đó hai đứa bắtđầu hì hục tát nước xuống mé hạ lưu dòng suối. Chúng làm việc một cách hăng hái vớihai cái gàu mà thằng An đã xách theo sẵn. Tuy nhiên, thằng Tú vốn là “công tử bột” nênlàm được chừng mười lăm, hai mươi phút, nó lại nhảy lên bờ, tới bên gốc da xà ngồi thởmột lúc. Nó vừa ngồi nhịp nhịp chân vừa nhìn ngó mông lung. Ngó thằng An vẫn đềuđều tát nước. Ngó những đám mây trắng xốp như bông gần như đứng yên không di độngtrên bầu trời xanh ngắt. Ngó về mé trảng cỏ rộng thênh trải dài tít tắp, nơi những đámchuồn chuồn đang bay rập rờn trong nắng, nơi những con trâu đang gặm cỏ tuốt đằng xa,thu nhỏ lại bằng những con chuột cống. Nhìn chán chê, nghỉ ngơi khoẻ khoắn rồi, nó lạinhảy xuống tiếp tay với thằng An. Sau gần ba tiếng, nước cạn dần, để lộ ra những cáilưng cá đen nhẻm, chắc nịch đang quẫy lách chách trong bùn. Tát hết đoạn suối đó, haiđứa bắt được cỡ năm ký cá tràu, trê, rô các loại và cả một mớ tép, cua đồng.Bắt được cá, thằng Tú khoái chí lắm, nhưng nó cũng thấy mệt đừ người. Phần khác, nómuốn giữ cho mấy con cá lia thia sống để đem về thành phố. Nó nói ...