Danh mục

Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 490.78 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tác giả đưa ra nhằm trao đổi để khắc phục các bất cập đó và đề xuất một số ý kiến để góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp của cơ quan quản lý Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 BÀN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ThS. Phạm Thị Mai Hƣơng Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trƣờng Đại học Kinh tế Nghệ An Tóm tắt: Công tác quản lý thuế là một trong các vấn đề rất quan trọng đối với các cơ quan quản lý của Nhà nước. Nếu thực hiện tốt công tác này sẽ tránh thất thoát lượng nguồn thu lớn của Nhà nước, còn nếu không sẽ là ngược lại. Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp (DN) là một nội dung rất phức tạp trong nội dung quản lý thuế nói chung của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trước đến nay. Hàng năm, tình trạng thất thu thuế từ các doanh nghiệp vẫn cứ xảy ra và ngày càng nhiều, theo thống kê thì tỷ lệ này trên cả nước chiếm khá cao. Trong khi đó, số lượng lớn các doanh nghiệp mới càng gia tăng, mở rộng cả trong nước và quốc tế. Một trong các nguyên nhân làm thất thu thuế là sự bất cập trong công tác quản lý thuế đối với DN hiện nay. Bài viết này tác giả đưa ra nhằm trao đổi để khắc phục các bất cập đó và đề xuất một số ý kiến để góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp của cơ quan quản lý Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Quản lý thuế, doanh nghiệp, nội dung quản lý thuế 1. Những vấn đề chung về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp của cơ quan Nhà nƣớc. 1.1 Khái niệm về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước. Quản lý thuế của cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phân công, phối hợp, kiểm soát và thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm thực thi tốt nhất hệ thống chính sách thuế của các cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp. Hoạt động quản lý thuế được luật hoá tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, có hiệu lực thực thi vào 01/07/2007; Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012, có hiệu lực ngày 01/07/2013 và Luật số 38/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13/06/2019, có hiệu lực từ 01/07/2020. 68 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Theo đó, các cơ quan Nhà nước quản lý thuế đối với các doanh nghiệp là các cơ quan, đơn vị của Nhà nước trong lĩnh vực thuế. Bao gồm: Các cơ quan thuế như Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế; Cơ quan hải quan như Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan và các cơ quan Nhà nước khác có liên quan như Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý thị trường, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan Kế hoạch đầu tư... nhằm thực hiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp. Theo Luật quản lý thuế, mỗi một chủ thể đều được phân giao trách nhiệm cụ thể và rõ ràng trong quá trình quản lý thuế đối với DN. Công tác quản lý thuế là hoạt động của các cơ quan thuế của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế cho Ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của các luật thuế và luật quản lý thuế mà Nhà nước ban hành. Để đảm bảo thực thi công tác quản lý thuế tốt, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp (là đối tượng nộp thuế) và các cơ quan quản lý Nhà nước về thuế (chủ thể quản lý thuế), nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả thu cho Ngân sách Nhà nước, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế của các doanh nghiệp và phải coi đó như một bổn phận và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế. 1.2 Nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp. Theo luật Quản lý thuế 2006 của Quốc hội ban hành (sửa đổi năm 2012) và luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14, nội dung quản lý thuế bao gồm những hoạt động như: đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin người nộp thuế; kiểm tra,thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành, quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm về luật thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Theo đó, nội dung quản lý thuế đối với DN của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng chính là những nội dung trên, bởi vì các DN chính là một trong các đối tượng chủ yếu của quản lý thuế. Chẳng hạn như, công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp của cơ quan thuế được thực hiện tại các địa phương (các tỉnh thành) là Cục Thuế và Chi cục Thuế. Ở cấp Cục Thuế, nội dung quản lý thuế bao gồm: Đăng ký thuế và cấp mã số thuế; Quản lý hoá đơn, chứng từ; Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế; Hoàn thuế và kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; Quyết toán thuế và kiểm tra quyết toán thuế; Xử lý miễn, giảm thuế; Quản lý hồ sơ doanh nghiệp. Còn ở cấp Chi cục Thuế, nội dung 69 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 quản lý thuế đối với các DN bao gồm: Đăng ký thuế; Điều tra doanh số ấn định thu ...

Tài liệu được xem nhiều: