Danh mục

Bàn về khái niệm tài liệu quý hiếm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.91 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bàn về khái niệm tài liệu quý hiếm là tài liệu khát quát những đặc điểm giúp nhận thức được tài liệu quý hiếm để từ đó có công tác bảo quản và sử dụng đúng cách trong Thư viện - Trung tâm thông tin. Nội dung tài liệu sẽ trình bày lần lượt các vấn đề: Khái niệm tài liệu, Hiểu biết về tài liệu quý hiếm, Quan điểm về tài liệu quý hiếm, Sử dụng đúng cách tài liệu quý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về khái niệm tài liệu quý hiếm Bàn về khái niệm Tài liệu quý hiếmHiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra khi đề cập tới vấn đề tài liệuquý hiếm. Tác giả bài viết đã mạnh dạn đưa ra một số phân tích để góp thêm lời bàn vềkhái niệm: Thế nào là Tài liệu quý hiếm?Hai yếu tố vật mang tin và thông tin trong tài liệu có mối quan hệ biện chứng với nhau,trong đó nội dung của thông tin có trong tài liệu đó đóng vai trò quyết định tới giá trị củatài liệu. Tài liệu chỉ được xem là quý hiếm khi có mối quan hệ biện chứng giữa cái quývà cái hiếm. Mối quan hệ này không thể tách rời vì đánh giá tài liệu là quý hiếm phải baohàm cả 2 yếu tố: quý về giá trị nội dung và hiếm vì số lượng bản ít vì hình thức đặc biệtcủa tài liệu.1.Tài liệu là gì?Tài liệu là phương tiện bảo đảm thông tin cho quản lý và sản xuất. Theo nghĩa rộng, tàiliệu cần thiết cho mọi lĩnh vực hoạt động xã hội loài người, giúp loài người ghi nhớnhững tri thức và kinh nghiệm trong quá trình sống, làm việc và đấu tranh bảo vệ quyềnlợi của mình. Tài liệu hình thành khi các ký tự, chữ viết xuất hiện.Trong xã hội nô lệ, khi nhà nước đầu tiên của giai cấp chủ nô ra đời, lúc đó giai cấp chủnô cần chữ viết để ghi chép những số liệu đơn giản đầu tiên, như thống kê số lượng nôngnô, ghi sản phẩm thừa, ghi nợ, ghi quyền sở hữu. . . Thực ra, sự ghi chép đó đã có từ cuốithời kỳ cộng sản nguyên thuỷ để ghi chép số thú săn bắt được và hoa quả dư thừa mà cảbộ lạc dùng không hết trong ngày và ghi chép các nhu cầu tính toán khác. Đến khi nghềchăn nuôi và nghề trồng trọt xuất hiện thì nhu cầu ghi chép ngày càng lớn, trồng trọt xuấthiện thì nhu cầu ghi chép ngày càng lớn, vì lẽ của cải trong xã hội tăng thêm đã đưa lại sựgiàu có cho xã hội, và qua đó xuất hiện một nền văn minh cổ xưa là chữ viết, sau đó tàiliệu được hình thành.Việc ghi chép của xã hội loài người nối tiếp vào các thời kỳ sau, phát triển cùng với sựphân ngành sản xuất trong xã hội và cải tiến kỹ thuật văn phòng. Những ký tự ban đầuthưởng được thể hiện dưới dạng biểu tượng trên cát, trên vỏ, lá cây. Dần dần, loài ngườisản xuất ra các vật mang tin mới, như thạch cao, đất nung. . .Hiện nay, loài người còn lưu giữ được các kho tài liệu đất nung khổng lồ tại các triềnsông Lưỡng Hà vùng Trung Cận Đông. Nhưng nói chung, ngoài tài liệu có vật mang tinnhư vậy, hiện nay hầu như các nước không còn lưu giữ được tài liệu thời kỳ nô lệ, màphổ biến chỉ còn tài liệu thời kỳ phong kiến.Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra để định nghĩa về tài liệu. Nhưngchung quy tài liệu được hiểu như một vật mang tin có chứa thông tin và các thiêng tin cótrong tài liệu được mã hoá dưới dạng vật chất nhất định. Hai yếu tố vật mang tin và thôngtin trong tài liệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó nội dung của thông tin cótrong tài liệu đó đóng vai trò quyết định tới giá trị của tài liệu.Theo ngành khoa học lưu trữ, giá trị của tài liệu là khả năng đáp ứng mọi nhu cầu sửdụng thông tin tài liệu của con người đối với các mặt hoạt động xã hội.Trong xã hội có rất nhiều lĩnh vực hoạt động, do vậy giá trị của tài liệu cũng đa dạng vàđược tổ hợp thành các nhóm khác nhau. Về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn công táclưu trữ, người ta chia giá trị tài liệu ra làm hai nhóm chính là: Giá trị thực tiễn và giá trịlịch sử.Giá trị thực tiễn của tài liệu là khả năng phục vụ sử dụng thông tin của tài liệu cho cáchoạt động hiện hành trong xã hội như: hoạt động về chính trị, quân sự, kinh tế văn hoá,giáo dục, khoa học, kỹ thuật. ở nhiều nước, giá trị thực tiễn của tài liệu được gọi là giá trịhiện hành, tức giá trị phục vụ thông tin cho các hoạt động đang diễn ra trong xã hội.Giá trị lịch sử của tài liệu là khả năng đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin tài liệu cho việcnghiên cứu quá khứ, nghiên cứu lịch sử. Để xem xét đánh giá những vấn đề của xã hội đãqua, đương nhiên các nhà nghiên cứu phải sử dụng nhiều tư liệu, như khai thác thông tintrong các sách ở thư viện, đọc sách báo, hồi ký.Như vậy chúng ta thấy rõ rằng bản chất của tài liệu chính là kết quả của quá trình laođộng sáng tạo của con người tạo ra. Nó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội tiến lênthông qua sự kế thừa những tri thức hay kinh nghiệm từ đời này sang đời khác, từ thế hệnày, sang thế hệ khác. Và con người muốn xây dựng xã hội mới phải biết tiếp thu nhữngtri thức đã tích luỹ trong sách báo và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tại.2. Hiểu thế nào là tài liệu quý hiếm?Hiểu rõ về tài liệu, giá trị thực tiễn và giá trị lịch sử của tài liệu, vậy còn tài liệu quýhiếm thì được hiểu như thế nào?Trong cuộc sống thường ngày, những từ như: Quý, Hiếm luôn được nhắc đến trong giaotiếp của con người. Khi muốn diễn tả, đề cập tới những thứ, những vật có giá trị, hoặcnhững cái cần được coi trọng, cần được bảo vệ. . . trong cuộc sống, sinh hoạt và làm việc,con người thường dùng từ Quý để diễn tả. Ví dụ như: sức khoẻ là vốn quý, cuố ...

Tài liệu được xem nhiều: