Danh mục

Bàn về mô hình định giá quyền chọn kiểu Âu trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 555.77 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Bàn về mô hình định giá quyền chọn kiểu Âu trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam" với mục đích là giới thiệu công thức định giá quyền chọn kiểu Âu cho mô hình thị trường phân thứ Wick có trí nhớ lâu. Mô hình định giá quyền chọn nổi tiếng Black-Scholes cổ điển là một trường hợp đặc biệt của mô hình này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về mô hình định giá quyền chọn kiểu Âu trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam BÀN VỀ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN KIỂU ÂU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Ngọc Tiến1, TS. Trương Thị Thanh Phượng2, ThS. NCS. Cao Tấn Bình3 (1),(2),(3) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Hiện nay, trên thị trường chứng khoán phái sinh, việc định giá quyền chọn để thực hiện quyền chọn mua và quyền chọn bán đã và đang được các nhà đầu tư nghiên cứu để đưa ra giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, hầu hết các quá trình ngẫu nhiên trong tài chính đều có tính chất trí nhớ lâu (long-memory) liên quan tới chỉ số Hurst (Hurst index). Bài viết này với mục đích là giới thiệu công thức định giá quyền chọn kiểu Âu cho mô hình thị trường phân thứ Wick có trí nhớ lâu. Mô hình định giá quyền chọn nổi tiếng Black-Scholes cổ điển là một trường hợp đặc biệt của mô hình này. Để kiểm chứng mô hình, chúng tôi đã mô phỏng kết quả tính toán cho dữ liệu của chỉ số VN30 trong thị trường chứng khoán Việt Nam trên cả hai mô hình. Từ khóa: Thị trường chứng khoán, mô hình Black-Scholes, quyền chọn. 1. Giới thiệu về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Các công cụ phái sinh là các sản phẩm tất yếu trong tiến trình phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Đến nay thì các công cụ phái sinh đã phát triển rất nhanh, mạnh trên phạm vi toàn cầu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tiền tệ. Các công cụ này cho thấy tính năng nổi bật trong việc phòng ngừa rủi ro, đáp ứng nhu cầu và lợi ích cho nhiều đối tượng tham gia thị trường nhưng cũng cho thấy tính chất phức tạp và nếu không quản lý tốt có thể gây nên bất ổn kinh tế. Tại Việt Nam, các công cụ phái sinh có nguồn gốc từ tiền tệ, hàng hóa đã được sử dụng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, ngày 10/8/2017, thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh mới chính thức đi vào vận hành tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự kiện này đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 trong khu vực ASEAN và là quốc gia thứ 42 trên thế giới có loại thị trường tài chính. Phiên giao dịch chứng khoán phái sinh đầu tiên với bốn Hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index, bao gồm: Hợp đồng cho tháng (tháng 8/2017), Hợp đồng cho tháng kế tiếp (tháng 9), Hợp đồng tương lai tháng cuối quý gần nhất (quý IV/2017) và Hợp đồng tương lai tháng cuối quý tiếp theo (quý I/2018). Tham gia TTCK phái sinh ban đầu có 7 công ty chứng khoán đã được chấp thuận trở thành thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành viên bù trừ thanh toán của trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) bao gồm: Công ty Chứng khoán VPBank (VPBS), Công ty Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC), Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), Công ty Chứng khoán VNDirect (VNDS), Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty Chứng khoán MB (MBS). Mỗi hợp đồng tương lai chỉ số VN30 sẽ có 4 tháng đáo hạn bao gồm tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 2 tháng cuối 2 quý gần nhất, tức là sản phẩm sẽ có 4 mã chứng khoán tương ứng. Hệ số nhân đối với sản phẩm phái sinh đầu tiên là 100.000 đồng, tương ứng với quy mô một hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tại mức 700 điểm là 70.000.000 đồng (100.000 x 700). Biên độ dao động giá theo quy định là 7%. Giá tham chiếu là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết. Bước giá/đơn vị yết giá là 0,1 điểm chỉ số. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Giới hạn lệnh là 500 hợp đồng/lệnh. Phương thức giao dịch là phương thức khớp lệnh và phương thức thỏa thuận. , 350 Phương pháp xác định giá thanh toán hàng ngày theo quy định của Trung tâm lưu ký chứng khoán. Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng là giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai. Mức ký quỹ ban đầu vào khoảng 10% -15% giá trị hợp đồng, nghĩa là nếu quy mô hợp đồng là 70 triệu đồng thì mức ký quỹ ban đầu để mua 01 hợp đồng vào khoảng 7 -10,5 triệu đồng. Với mức ký quỹ này, các nhà đầu tư cá nhân hoàn toàn có thể tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30. 2. Các loại quyền chọn và hợp đồng quyền chọn Quyền chọn là quyền có giá trị đối với người nắm giữ; do vậy, để có được quyền chọn, người mua phải trả cho người bán một khoản phí hay còn gọi là giá của quyền chọn và mức giá mà tại đó quyền chọn có thể được mua hoặc được bán gọi là mức giá thực thi quyền, còn ngày mà sau đó quyền hết giá trị gọi là ngày đáo hạn. Có hai loại quyền chọn là quyền chọn mua và quyền chọn bán, cụ thể: quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền chọn được quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) mua một hàng hóa cơ sở (có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai) vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai ở một mức giá xác định. Còn quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền chọn được quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) bán một hàng hóa cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai ở một mức giá xác định. Như vậy, đối với quyền chọn mua, ta có người mua quyền chọn mua và người bán quyền chọn mua; còn đối với quyền chọn bán, ta cũng có người mua quyền chọn bán và người bán quyền chọn bán. Hiện nay, có hai kiểu quyền chọn đang được áp dụng phổ biến là quyền chọn mua hay bán kiểu Âu và quyền chọn mua hay bán kiểu Mỹ, cụ thể: quyền chọn mua hay chọn bán kiểu châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó; còn quyền chọn mua hay chọn bán kiểu Mỹ có thể được thực hiện vào mọi lúc cho đến hết ngày đáo hạn. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: