Danh mục

Bàn về thực trạng triển khai chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 296.01 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá về chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn từ năm 2010 đến nay. Kết quả phân tích cho thấy các biện pháp đưa ra đã mang lại hiệu quả tích cực đối với dòng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, thể hiện thông qua lãi suất và chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, một số giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy dòng vốn tín dụng trong nông nghiệp nông thôn thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về thực trạng triển khai chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam 124 BÀN VỀ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM ThS. Lại Thị Thanh Loan Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ThS. Vũ Thị Thúy Vân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết đánh giá về chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn từ năm 2010 đến nay. Kết quả phân tích cho thấy các biện pháp đưa ra đã mang lại hiệu quả tích cực đối với dòng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, thể hiện thông qua lãi suất và chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, một số giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy dòng vốn tín dụng trong nông nghiệp nông thôn thời gian tới. Từ khóa: Chính sách tín dụng, nông nghiệp nông thôn, ngân hàng. Đặt vấn đề Ngành nông nghiệp là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế với 50% lực lượng lao động cả nước, 70% dân số sống ở nông thôn, có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu (2014 ước đạt 30,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng gần 21%). Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp trước đây luôn ở mức thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng trên thực tế mới chỉ đáp ứng được 55% - 60% yêu cầu, vì vậy chưa phát huy hết tiềm năng trong lĩnh vực này. Để giải quyết tình trạng trên, từ năm 2010, Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống các chính sách khá đầy đủ và tạo được điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn tín dụng ngân hàng đến được với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (NNNT). 1. Đánh giá thực trạng triển khai các chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp nông thôn  Kết quả đạt được - Hệ thống văn bản pháp lý về chính sách tín dụng NNNT được hoàn thiện Văn bản pháp lý quan trọng và bao trùm nhất của chính sách tín dụng 125 NNNT là Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT và Thông tư 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là những văn bản nền tảng quy định các lĩnh vực được vay vốn, nguyên tắc cho vay, thời hạn vay vốn, lãi suất vay vốn… Tuy nhiên, trước những thay đổi của điều kiện sản xuất nông nghiệp khiến Nghị định 41 không còn phù hợp với thực tế, vào ngày 09/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/NĐ-CP (Nghị định 55) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhìn chung, Nghị định 55 đã khắc phục được nhiều hạn chế trong Nghị định 41, đánh dấu những nỗ lực của NHNN và các bộ, ngành liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng chính sách tín dụng đối các doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nông nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 55. Thông tư này quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho vay, cơ cấu lại thời hạn nợ, cho vay mới, hồ sơ, trình tự thủ tục khoanh nợ, xóa nợ; tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm của khoản cho vay NNNT theo Nghị định 55. Năm 2012, NHNN chọn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) làm trụ cột và giao nhiệm vụ cho ngân hàng này phải đạt dư nợ tín dụng ở khu vực NNNT chiếm từ 75 - 80% tổng dư nợ trong năm; khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) dành 20% tổng dư nợ để phục vụ cho lĩnh vực NNNT. Những đơn vị nào không có điều kiện giải ngân thì có thể chuyển số vốn tương ứng về cho Agribank thực hiện. Chính sách này đã tạo đà khuyến khích cho các NHTM tập trung cho vay đối với khu vực NNNT. Đáng chú ý, theo Thông tư số 20/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN về hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ TCTD cho vay phát triển NNNT, các NHTM cho vay nông nghiệp nông thôn được giảm chi phí dự trữ bắt buộc trên 40% tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề. Đồng thời, trong năm 2014, thực hiện Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ, chính sách về cho vay thí điểm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp theo các mô hình liên kết, mô hình áp dụng công nghệ cao 126 trong sản xuất nông nghiệp, mô hình liên kết sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đã được triển khai. Về phía các TCTD, căn cứ quy định hiện hành và khả năng tài chính của mình, TCTD xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác (bao gồm cả miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau) nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, thông tư quy định tỷ lệ khấu trừ đối với tài sản bảo đảm của các khoản cho vay lĩnh vực NNNT tối đa bằng 100% so với tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm tương ứng của khoản cho vay lĩnh vực khác. Đồng thời, quy định về các thủ tục, hồ sơ đề nghị xóa nợ đối với trường hợp khách hàng là tổ chức đầu mối thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị và doanh nghiệp NN ứng dụng công nghệ cao đã được áp dụng các biện pháp hỗ trợ, được khoanh nợ mà vẫn gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ, cần xử lý xóa nợ theo quy định tại Nghị định 55. - Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực NNNT tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng bình quân tín dụng NNNT trong 5 năm từ 2010 đến 2014 đạt mức 26,73% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung trong cả thời kỳ (15%). Biểu đồ 1: Dư nợ tín dụng NNNT 2010-2014 Nguồn: NHNN Quan trọng hơn, nguồn vốn ngân hàng đang chuyển dần vào cả các dự á ...

Tài liệu được xem nhiều: