Danh mục

Bàn về thuộc tính của văn học dân gian trong sự so sánh với văn học viết - GS. TS. Nguyễn Xuân Kính

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 436.66 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bàn về thuộc tính của văn học dân gian trong sự so sánh với văn học viết trang bị cho các bạn những kiến thức về hai dòng (bộ phận) văn học, về tác giả của văn học dân gian, về tính chất không chuyên của văn học dân gian, về tính nguyên hợp, về tính dị bản,... Mời các bạn tham khảo để hiểu rõ hơn về điều này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về thuộc tính của văn học dân gian trong sự so sánh với văn học viết - GS. TS. Nguyễn Xuân Kính Bàn về thuộc tính của văn học dân gian trong sự so sánh với văn học viết GS. TS. Nguyễn Xuân Kính (Viện Nghiên cứu văn hoá) Ở Việt Nam, khoa nghiên cứu văn học dân gian đã đi được một chặng đường dài, nhiều vấn đề lí luận về đặc trưng, thuộc tính của sáng tác ngôn từ đã được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, còn có một vài vấn đề, cũng như vài khía cạnh của một vấn đề cụ thể, có thể nói còn có những ý kiến khác nhau. Tiếp thu thành tựu của những người đi trước và đồng nghiệp, chúng tôi xin được bàn về thuộc tính của văn học dân gian trên cơ sở đối chiếu, so sánh với văn học viết. Bài viết của chúng tôi gồm chín mục sau đây: 1. Về hai dòng (bộ phận) văn học; 2. Về tác giả của văn học dân gian; 3. Về tính chất không chuyên của văn học dân gian; 4. Về tính nguyên hợp; 5. Về tính dị bản; 6. Về hai hình thức lưu truyền: truyền miệng và bằng văn bản; 7. Về tính ích dụng; 8. Về sáng tạo cá nhân, sáng tạo tập thể; 9. Kết luận. Trước khi được công bố, bài viết đã được PGS. TS. Nguyễn Xuân Đức, PGS. TS. Nguyễn Thị Huế, ThS. Nguyễn Giáo, ThS. Vũ Hoàng Hiếu, ThS. Lê Thị Thùy Ly đọc và nhận xét. 1. Về hai dòng (bộ phận) văn học Các khái niệm “văn học dân gian”, “văn học thành văn” (“văn học viết”), “văn học cộng đồng” đã được sử dụng ở nước ta. Ở ta, đã thành thói quen khi nói văn học là người ta hiểu đó là văn học thành văn (tức văn học viết), cũng như khi nói văn học Việt Nam là người ta thường nghĩ đó là văn học thành văn của người Việt (Kinh). Ở nước Nga, nói văn học tức văn học thành văn, còn cái mà chúng ta gọi là văn học dân gian thì họ gọi là phôncờlo (folklore). Ở Trung Quốc, cái mà chúng ta gọi là văn học thành văn, văn học viết, được gọi là văn học cao nhã, văn học tinh anh. Còn thuật ngữ văn học dân gian là do Việt Nam mượn của Trung Quốc. Ở nước này, họ còn một thuật ngữ khác: tục văn học (văn học thông tục) gần nghĩa với văn học dân gian. Dù gọi khác nhau nhưng nền văn học của mỗi nước vừa nêu đều có hai dòng (hai bộ phận) là văn học dân gian và văn học thành văn. Ở Việt Nam, văn học dân gian có từ bao giờ? Trả lời câu hỏi này, có hai quan 1You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) niệm. Quan niệm thứ nhất thuộc về đa số. Đó là GS. Đinh Gia Khánh (1924 - 2003), PGS. Chu Xuân Diên, PGS. Đỗ Bình Trị, GS. TS. Lê Chí Quế, PGS. TS. Nguyễn Bích Hà,… Thuộc các thế hệ khác nhau, họ giống nhau ở chỗ đều giảng dạy văn học dân gian ở các trường đại học, có giáo trình được phổ biến rộng rãi. Họ cho rằng, văn học dân gian ra đời từ thời kì công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại ngày nay(1). Quan niệm thứ hai do GS. Nguyễn Tấn Đắc đề xuất. Năm 1987, khi còn đang công tác tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, ông cho rằng, chỉ sau khi có nhà nước, mới có hai dòng văn học: văn học dân gian và văn học viết. Trước đó chỉ có văn học cộng đồng. Theo quan niệm này, người Ê Đê, người Mơ Nông… không có văn học dân gian vì chưa phát triển đến trình độ tổ chức xã hội có nhà nước. GS. Nguyễn Tấn Đắc viết: “Trong một xã hội cộng đồng như vậy, văn hoá mang tính cộng đồng và cũng chưa nhiễm tính chính trị - đẳng cấp. Chưa có sự phân biệt giữa cái chính thống, quan phương với cái dân gian, thôn dã. Tất cả chỉ là một. Không có hiện tượng hai bộ phận văn hoá. Tính cộng đồng là đặc điểm bao trùm toàn bộ đời sống của xã hội đó. Khi nói dân gian là mặc nhiên thừa nhận có cái đối lập với nó. Nhưng ở trong xã hội này, văn hoá nói riêng, cũng như xã hội nói chung chưa có sự tách đôi thành hai bộ phận “đối lập” nhau”(2). Nếu theo quan niệm này, ở ta, văn hóa dân gian có từ thời kì văn hoá Đông Sơn, một thời kì có niên đại từ ...

Tài liệu được xem nhiều: