BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC J. KRISHNAMURTI BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC [ON LOVE AND LONELINESS] Lời dịch: Ông Không 2009 Nếu bạn không có tình yêu – dù làm bất kỳ điều gì bạn muốn, theo sau tất cả những thần thánh trên quả đất, thực hiện tất cả những hoạt động xã hội, cố gắng cải thiện những người nghèo, tham gia chính trị, viết sách, làm thơ – bạn là một người chết rồi. Nếu không có tình yêu những vấn đề của bạn sẽ gia tăng, sinh sôi vô tận. Và với tình yêu, dù làm bất kỳ điều gì bạn muốn, không có nguy hiểm, không có xung đột. Lúc đó tình yêu là bản thể của đạo đức. Bombay, 21 tháng hai 1965 Nguồn gốc: www.thuvienhoasen.org Làm ebook và đăng tại: http://groups.google.com/group/krishnamurti102 Lời tựa Jiddu Krishnamurrti được sinh ra ở Ấn độ năm 1895 và, lúc 13 tuổi, được bảo trợ bởi Tổ Chức Thần học Theosophical Society, đã công nhận ông là phương tiện cho “Thầy Thế Giới” mà sự xuất hiện của ông đã được công bố từ trước. Chẳng mấy chốc K đã nổi lên như một người thầy, không thể phân hạng, không thỏa hiệp và đầy quyền năng; những buổi nói chuyện và những tác phẩm của ông không liên quan đến bất kỳ tôn giáo đặc biệt nào và cũng không thuộc phương Đông hay phương Tây nhưng dành cho toàn thế giới. Cương quyết phủ nhận hình ảnh đấng Cứu thế, vào năm 1929 ông tuyên bố giải tán tổ chức lớn và giàu có đã được xây dựng quanh ông và tuyên bố sự thật là “một mảnh đất không lối vào”, không thể tiếp cận được bởi bất kỳ tôn giáo, triết lý hay giáo phái chính thức nào. Trong suốt cuộc đời còn lại K liên tục phủ nhận danh vị đạo sư mà những người khác cố gắng ép buộc ông phải nhận. Ông tiếp tục thu hút vô số người khắp thế giới nhưng khẳng định không là uy quyền, không muốn những môn đồ, và luôn luôn nói chuyện như một cá thể cùng một cá thể khác. Tâm điểm những lời giáo huấn của ông là nhận ra những thay đổi cơ bản trong xã hội chỉ có thể được tạo ra bởi sự thay đổi của ý thức cá thể. Sự cần thiết phải hiểu rõ về chính mình và hiểu rõ những ảnh hưởng gây tách rời, gây giới hạn của tình trạng bị quy định thuộc quốc gia và tôn giáo liên tục được nhấn mạnh. Krishnamurti luôn luôn vạch ra sự cần thiết cấp bách phải có được sự khoáng đạt, phải có được “không gian rộng lớn trong bộ não” mà trong đó có http://thuviendientu.org năng lượng vô hạn. Điều này dường như đã là nguồn suối của sự sáng tạo riêng của ông và cốt lõi cho những ảnh hưởng to tát của ông đối với vô số người khắp thế giới. Ông tiếp tục giảng thuyết khắp thế giới cho đến khi qua đời năm 1986 ở tuổi chín mươi. Những buổi nói chuyện, những cuộc đối thoại, những lá thư và những bài viết trên báo của ông đã được tổng hợp thành hơn sáu mươi quyển. Từ những lời giáo huấn nhiều như thế một loạt những quyển sách có đề mục này đã được biên soạn, mỗi quyển sách tập trung vào một đề tài có liên quan đặc biệt và khẩn cấp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mục lục BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC Lời tựa Madras, 16 tháng mười hai 1972 Brockwood Park, 11 tháng mười một 1971 Cùng học sinh tại trường Rajghat, 19 tháng mười hai 1952 Bombay, 12 tháng hai 1950 Ojai, 28 tháng tám 1949 Bombay, 12 tháng ba 1950 New York, 18 tháng sáu 1950 Seattle, 6 tháng tám 1950 Madras, 3 tháng hai 1952 Sự cô độc: Từ quyển Bình phẩm về sống Tập 1 Bàn luận cùng Giáo sư Maurice Wilkins, Brockwood Park, 12 tháng hai 1982 Từ quyển Sự thức dậy của Thông minh Brockwood Park, 30 tháng tám 1977 Saanen, 18 tháng bảy 1978 Bombay, 31 tháng giêng 1982 Saanen, 18 tháng bảy 1968: Từ Nói chuyện và Đối thoại ở Saanen 1968 Saanen, 5 tháng tám 1962 Bombay, 21 tháng hai 1965 London, 7 tháng tư 1953 Saanen, 26 tháng bảy 1973 Saanen, 23 tháng bảy 1974 Madras, 5 tháng hai 1950 http://thuviendientu.org Madras, 16 tháng mười hai 1972 Khi cùng nhau bàn về những vấn đề này, mà là những vấn đề hàng ngày của sống. Tôi nghĩ chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng chúng ta đang tìm hiểu cùng nhau; cùng nhau chúng ta đang thực hiện một chuyến hành trình vào những vấn đề khá phức tạp của sống, và muốn tìm hiểu cùng nhau phải có một chất lượng của mãnh liệt, một chất lượng của cái trí không bị trói buộc trong bất kỳ kết luận hay niềm tin đặc biệt nào, nhưng sẵn lòng thâm nhập thật sâu, không phải trong khoảng cách của thời gian, nhưng trong chiều sâu. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề liệu chúng ta có thể tạo ra trật tự trong cuộc sống của liên hệ hàng ngày của chúng ta. Bởi vì liên hệ là xã hộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
J. KRISHNAMURTI nghệ thuật sống tình yêu phương châm sống sự cô độcGợi ý tài liệu liên quan:
-
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 236 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 230 0 0 -
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 225 0 0 -
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 211 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 208 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 205 0 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 193 0 0 -
14 nguyên tắc thành công (Phần 10)
7 trang 186 0 0 -
10 Doanh nghiệp ‘khủng' do phái đẹp đặt nền móng
9 trang 129 0 0 -
DÙNG BINH PHÁP TÔN TỬ ĐỂ CHINH PHỤC PHÁI YẾU
7 trang 125 0 0 -
Những bài học cuộc sống – 20 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn (P.1)
40 trang 122 0 0 -
Những bài học cuộc sống – 20 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn (P.3)
40 trang 122 0 0 -
Những sự thật về cuộc sống - Hãy cứ tin rằng….
8 trang 120 0 0 -
Những bài học cuộc sống – 20 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn (P.2)
54 trang 116 0 0 -
Truyền đạt, truyền lửa, truyền thành công!
5 trang 111 0 0 -
7 trang 107 0 0
-
Kỹ năng lập kế hoạch - Cách lập lộ trình đi đến Thành Công
14 trang 90 0 0 -
4 trang 63 0 0
-
3 cách nâng cao độ nổi tiếng trong công sở
4 trang 61 0 0 -
'Đi' hay 'ở'. Quyết định là ở bạn
3 trang 60 0 0