Danh mục

Bàn về trách nhiệm giải trình

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 340.65 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Bàn về trách nhiệm giải trình trình bày yếu tố quốc tế hóa trong khái niệm “trách nhiệm giải trình”; Liệt kê một số dạng thức trách nhiệm giải trình; Bốn tiêu chí đánh giá các cơ chế trách nhiệm giải trình; Ba xu hướng mới nổi của trách nhiệm giải trình của đại học thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về trách nhiệm giải trình BÀN VỀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH Nguyễn Hội Nghĩa Đại học Quốc gia Tp. HCM Khi các cơ sở giáo dục mong muốn tự chủ, các bên liên quan lớn khác sẽ đòi hỏingay trách nhiệm giải trình. Có ý kiến cho rằng, trách nhiệm giải trình là hệ quả tất yếu,tự nhiên của tự chủ. Nói chung, nên coi tự chủ và trách nhiệm giải trình (autonomy andaccountability) là hai mặt của một đồng xu. Hai mặt cần coi là thống nhất, là hệ thống,tương tự như trong triết học, có sự gắn kết giữa thống nhất và đấu tranh, sự thống nhấtcủa các mặt đối lập trong mọi hiện tượng, sự vật, quá trình. Nội dung dưới đây tríchbiên dịch từ các tài liệu tham khảo, chỉ với mục đích giới thiệu vài nét phác họa về cáchệ thống trách nhiệm giải trình trên thế giới để tham khảo, nhằm có định hướng xâydựng cơ chế phù hợp cho Việt Nam. Trong việc truy tìm nguồn gốc của từ “trách nhiệm giải trình” (“accountability”),theo Bovens (2006, trang 6), từ “trách nhiệm giải trình” có nguồn gốc Anh-Norman, vềmặt ngữ nghĩa rất gần với nghĩa của “kế toán” hoặc “ghi sổ” (accounting orbookkeeping). Dấu vết đầu tiên của khái niệm này bắt nguồn từ Vua William I của Anh,người vào năm 1085 đã yêu cầu những người sở hữu bất động sản tính “số lượng” (“acount”) tài sản của họ (Dubnick, 2002, trang 8). Nói cách khác, nguồn gốc của kháiniệm có liên quan đến một quy trình có tính kỹ thuật. Trong giáo dục đại học, một số từ và khái niệm thu hút sự chú ý đặc biệt vìchúng được diễn giải theo những cách đặc thù. Chúng là những từ khóa rất quan trọngđối với người đọc, chẳng hạn các khái niệm như “chất lượng”, “tự chủ” hay “liêmchính”, thông thường được coi là những đặc điểm chính quan trọng của giáo dục đạihọc. Theo một từ điển chuẩn mực trong tiếng Anh (Oxford American Dictionary andThesaurus, 1996, p. 12), “trách nhiệm giải trình” có thể được hiểu như một từ đồngnghĩa với việc “chịu trách nhiệm, có thể trả lời được, có thể giải thích, hiểu được, nắmđược và có thể diễn giải được”. Trách nhiệm giải trình có vai trò rất quan trọng, vì nógóp phần làm sáng tỏ không những hiện trạng mà cả sự phát triển của giáo dục đại họcvà tình trạng tương lai của mảng này trong xã hội. Yếu tố quốc tế hóa trong khái niệm “trách nhiệm giải trình” Theo thông lệ truyền thống, giáo dục đại học luôn là trách nhiệm của quốc gia,và do vậy, trách nhiệm giải trình thường được hiểu trong bối cảnh quốc gia cụ thể. ỞViệt Nam, Luật GDĐH 2018 định nghĩa: Điều 4, khoản 11. Trách nhiệm giải trình là việc cơ sở giáo dục đại học có tráchnhiệm báo cáo, minh bạch thông tin đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý có thẩmquyền, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ quy định của pháp luật và thựchiện đúng quy định, cam kết của cơ sở giáo dục đại học. Các nghiên cứu sâu rộng cho thấy rằng, quả thực, trên khắp thế giới, nội hàm củatrách nhiệm giải trình (mục đích, tổ chức và dạng thức) chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởicác đặc thù quốc gia với nền chính trị, văn hóa và lịch sử của mình. Với định nghĩa trên,người đọc dễ có cảm giác khái niệm thiên về hướng nội, theo nghĩa quan tâm chủ yếuđến các bên liên quan trong một quốc gia, tuy rằng từ “các bên liên quan” hàm ý một 81nội hàm rất nhiều bên. Định nghĩa như trên đã đầy đủ chưa? Chúng tôi e rằng chưa. Làbởi, nói chung, chủ trương tăng cường quyền tự chủ là tạo cho các trường đại học nhiềukhông gian hơn để xây dựng sự phát triển cũng như quyết định vận mệnh của chính họ.Điều này cũng có nghĩa là các trường đã, đang và sẽ liên kết với các đối tác mới, thịtrường mới và bối cảnh mới. Một trong những xu hướng không thể tránh khỏi, đáng chúý nhất, đó là vai trò của quốc tế hóa và toàn cầu hóa ngày càng tăng. Kết quả là các cơsở giáo dục đại học trên khắp thế giới sẽ thấy mình không còn chỉ chịu trách nhiệm giảitrình trước các bên liên quan trong quốc gia của mình, mà còn đối với cộng đồng quốctế nói chung. Một số sự phát triển thúc đẩy mối quan tâm ngày càng tăng về tính toàncầu của trách nhiệm giải trình là - số lượng sinh viên quốc tế, học giả quốc tế hoặc giáo sư thỉnh giảng ngàycàng tăng, - tác động của kinh tế và công nghiệp toàn cầu, - các bảng xếp hạng trường đại học của báo chí thế giới, - các cơ chế đảm bảo chất lượng bên ngoài (EQA) quốc tế, - các chương trình bằng đôi, bằng kép, - các quan hệ đối tác chiến lược, các mạng lưới quốc tế mà các trường có tham gia. Tóm lại, trong môi trường trong và ngoài nước ngày càng trở nên khắt khe hơn,các lãnh đạo trường đại học không còn cách nào khác là phải đối diện hoặc tự đặt ranhững vấn đề mới, phải suy tính về những phương hướng và cách làm mới, trong khivẫn cần phải bảo đảm trá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: