Danh mục

Bánh đầu chó của đồng bào dân tộc Thổ, Quỳ Hợp, Nghệ An

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.04 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cũng gần giống với bánh sừng trâu trong mâm cỗ tết của đồng bào dân tộc Thái miền tây Nghệ An. Bánh đầu chó là một loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ của các gia đình đồng bào dân tộc Thổ vùng Quỳ Hợp (Nghệ An) vào những dịp lễ, tết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bánh đầu chó của đồng bào dân tộc Thổ, Quỳ Hợp, Nghệ An Bánh đầu chó của đồng bào dân tộc Thổ, Quỳ Hợp, Nghệ An(AmThuc365.vn) - Cũng gần giống với bánh sừng trâu trong mâm cỗtết của đồng bào dân tộc Thái miền tây Nghệ An. Bánh đầu chó là mộtloại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ của các gia đình đồng bào dântộc Thổ vùng Quỳ Hợp (Nghệ An) vào những dịp lễ, tết.Là một loại bánh dùng trong các dịp lễ, tết… nhưng quy trình gói bánh đầuchó rất đơn giản, không cầu kỳ, tốn kém… dễ làm, hầu như ai cũng có thể tựtay gói cho mình và gia đình những chiếc bánh dân giã này – nhất là các bà,các chị phụ nữ Thổ vốn khéo tay, chịu thương chịu khó.Để gói bánh, cần chuẩn bị trước một lượng gạo nếp tuỳ theo nhu cầu mỗi giađình, lạt giang và lá gói – nhất thiết phải là lá chít (lá cây chổi đót – thuộchọ lau, có nhiều ở các triền núi, bờ khe vùng Quỳ Hợp, Quỳ Châu, QuếPhong…) Đặc biệt, bánh chỉ sử dụng rặt nếp không có nhân như bánhchưng, bánh tét.Nếp vo kỹ, xóc qua muối vừa đủ, để ráo nước. Lá chít còn tươi, lấy về rửasạch xếp thành lớp. Mỗi chiếc bánh đầu chó chỉ dùng hai lá để gói. Lá đượcxếp thành hình phễu, xúc gạo nếp đã vo đổ vào (mỗi chiếc độ một muôi nếp)dùng tay dém chặt khéo léo cuộn lá thật chặt thành hình đầu con chó, xongbuộc chặt bằng một sợi lạt giang dẻo. Bánh gói xong, xếp vào nồi, đổ ngậpnước và nấu kỹ trong khoảng 2 giờ. Bánh chín, vớt ra để ráo và bảo quản nơithoáng mát. Thường trong mâm cỗ cúng những ngày tết, đĩa bánh đầu chóvới dăm ba chiếc nằm khiêm tốn bên những xôi, thịt, rau dưa… cũng toát lênkhông khí lễ hội.Ngoài chức năng là phẩm vật trong mâm cỗ cúng gia tiên, những ngày tếtcùng với bánh chưng, bánh dày… bánh đầu chó còn là món quà mừng tuổicho lũ trẻ. Nếu như trong quan niệm đồng bào Thái, con trâu được xem làcon vật thân thiết gần gũi với mỗi gia đình nên những ngày tết họ gói bánhsừng trâu với mong muốn sức khoẻ như trâu mộng… Ở đồng bào dân tộcThổ, con chó lại được xem là con vật trung thành, gần gũi… vậy nên chiếcbánh đầu chó còn mang ý nghĩa gắn kết, gần gũi trong cộng đồng. Sẽ là maymắn cho bất cứ ai trong những ngày xuân sang, tết đến… đến các xóm đồngbào Thổ trong bữa cơm đón tết được chủ nhà trang trọng mời đĩa bánh đầuchó… Không là sơn hào hải vị, nhưng từ trong sâu xa tâm thức dân gian quachiếc bánh dân giã, cũng cảm hết giá trị chân tình của chủ nhà qua món quàquê bình dị…

Tài liệu được xem nhiều: