Danh mục

Báo cáo BÀN THÊM VỀ CẤU TRÚC THÔNG BÁO CỦA CÂU TIẾNG VIỆT

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.86 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,500 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bên cạnh sự phân đoạn câu về mặt ngữ pháp thuờng được miêu tả bằng lí thuyết thành phân câu, mấy chục năm gần đây các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến sự phân đoạn câu theo quan điểm thông tin thực tại hay quan điểm thông báo. Khởi đầu cho những khám phá theo huớng này là V. Mathesius và nhiều học giả khác của nhóm ngôn ngữ học Praha, mà những nghiên cứu của họ thuờng được gặp dưới cái tên lí thuyết phân đoạn thực tại của câu. Xét trong mối quan hệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo "BÀN THÊM VỀ CẤU TRÚC THÔNG BÁO CỦA CÂU TIẾNG VIỆT " BÀN THÊM VỀ CẤU TRÚC THÔNG BÁO CỦA CÂU TIẾNG VIỆT (*) Nguyễn Hồng Cổn Bên cạnh sự phân đoạn câu về mặt ngữ pháp thuờng được miêu tả bằng lí thuyếtthành phân câu, mấy chục năm gần đây các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến sự phânđoạn câu theo quan điểm thông tin thực tại hay quan điểm thông báo. Khởi đầu chonhững khám phá theo huớng này là V. Mathesius và nhiều học giả khác của nhóm ngônngữ học Praha, mà những nghiên cứu của họ thuờng được gặp dưới cái tên lí thuyết phânđoạn thực tại của câu. Xét trong mối quan hệ với thông tin người nói định truyền đạt vàngười nghe muốn tiếp nhận, cấu trúc câu được phân chia thành hai phần là đề (Theme,Topic) và thuyết (Rheme, Comment), trong đó đề là bộ phận biểu thị “cái đã biết” hay“thông tin cũ”còn thuyết biểu thị “cái chưa biết” hay là “thông tin mới. Sự phân đoạn cấutrúc thông tin thực tại của câu thành đề-thuyết theo tiêu chí “cũ - mới” này được phânbiệt với sự phân đoạn cấu trúc cú pháp của câu thành chủ ngữ -vị ngữ dựa trên các tiêuchí hình thức và/hoặc ngữ nghĩa. Tư tưởng của Mathesius và nhóm ngôn ngữ học Prahavề sự phân đoạn cấu trúc thực tại của câu đã được một số nhà nghiên cứu tiếp thu và pháttriển theo những huớng khác nhau. Trong khi một số tác giả tiếp tục duy trì cách phânđoạn đề -thuyết theo tiêu chí “cũ- mới” truyền thống (Alisova 1971, Li & Thomson 1976,81) hoặc mở rộng hơn theo tiêu chí coi đề là “cái được nói đến” còn thuyết là bộ phận“thuyết minh” cho đề (Danes 1967, Halliday 1970, Sgall 1975), thì một số nhà nghiêncứu khác lại đi chệch khỏi sự phân chia luỡng phân này. Chẳng hạn, J Firbas (1966) đưara cách phân đoạn tam phân là đề -chuyển đề -thuyết, trong đó chuyển đề là bộ phận.S.Dik (1981) phân biệt vị thế thông tin của các thành tố câu ở cấp độ dụng học (trong sựkhu biệt với các cấp độ kết học và nghĩa học) bằng bốn chức năng dụng học; khởi đề, kếtđề (nằm ngoài nóng cốt) và chủ đề, tiêu điểm (nằm trong nòng cốt). Điều đáng lưu ýtrong quan điểm của Dik là tác giả không cho rằng các chức năng dụng học phải tác độngđến sự phân đoạn luỡng phân hình thức câu theo kiểu “nếu chúng ta gắn một chức năngdụng học nào đó cho một thành tố bất kỳ của câu, thì toàn bộ phần còn lại của câu nhấtthiết cũng phải có một chức năng dụng học khác” (Dik 1981: 130), đồng thời tác giả nhấnmạnh đến vai trò của tiêu điểm (Focus) với tư cách là trọng tâm thông báo của câu. Khácvới các tác giả trên, Dooley (1982) cho rằng phần duy nhất bắt buộc phải có trong câu làhạt nhân dụng pháp, tức là một cái lõi “mang thông báo quan trọng nhất”, có “tác dụngcơ bản nhất đối với lực ngôn trung”, còn phần còn lại xung quanh chỉ là một cái khungmà nội dung là một tiền giả định được chia sẻ giữa người nói và người nghe. Như vậy,với R. Dooley cấu trúc câu xét theo quan điểm thông báo là cấu trúc một trung tâm vớicốt lõi là hạt nhân dụng pháp hay hạt nhân thông báo (dẫn theo C.X.Hạo 1991: 40). Trong Việt ngữ học, Panfilov (1980) là người đầu tiên áp dụng cách phân đoạnthực tại câu tiếng Việt theo tiêu chí luỡng phân “cũ - mới” và mô tả khá chi tiết các kiểuphân đoạn thực tại khác nhau của chúng qua bài báo “Sự phân đoạn thực tại của câutrong tiếng Việt” (1980: 114). Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng, xét theo sự phân đoạnthông báo, cấu trúc câu được chia thành hai phần rõ rệt là “phần nêu (cái mà người đọcđã biết hoặc giả định đã biết) và phần báo (cái mới, thông báo về phần nêu)”, và phân biệtchúng với cặp đề-thuyết ở bình diện ngữ pháp: “ nêu - báo là sự phân đoạn thông báo,được áp dụng cho từng phát ngôn cụ thể trong vị trí thực tại của nó ở một văn bản cụ thể;còn đề - thuyết là sự phân đoạn cấu trúc với các mô hình cấu trúc áp dụng cho từng loạtphát ngôn” (1985: 58 - 60). Lý Toàn Thắng (1981) và Diệp quang Ban (1989) cũng vậndụng sự đối lập luỡng phân (đề -thuyết) của lí thuyết phân đoạn thực tại để phân tích cấutrúc phân đoạn thực tại của câu tiếng Việt nhưng nghiêng theo tiêu chí mở rộng coi đề là“cái được nói đến” hay là “phần được giải thích” còn thuyết là cái “nói về chủ đề” hay“giải thích cho chủ đề”. Tuy nhiên, giữa hai tác giả cũng có điểm khác biệt. Theo LíToàn Thắng, chủ đề (thuật ngữ Lý Toàn Thắng dùng để chỉ phần đề) có thể đứng trướchoặc sau thuật đề (phần thuyết) và trât tự đó có thể trùng hay không trùng hợp với trật tựcủa chủ ngữ, vị ngữ: Nếu câu hai thành phần có trật tự xuôi chủ ngữ-vị ngữ được phát âmvới ngữ điệu bình thuờng, thì chủ đề trùng với chủ ngữ, thuật đề trùng với vị ngữ, và câucó trật tự khách quan. Còn nếu chủ ngữ đuợc nhấn mạnh bằng một trọng âm lô gích thìthuật đề lại rơi vào chủ ngữ, chủ đề trùng với vị ngữ, và câu có trât tự chủ quan (1981:51). Trái lại, Diệp Quang Ban lại cho rằng trong cấu trúc phân đoạn thực tại của câu“phần đề luôn luôn đứng trước phần thuyết” và “trong câu ...

Tài liệu được xem nhiều: