Danh mục

Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up part 10

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.32 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

. Xử lý hư hỏng và sự cố 2.3.1. Xử lý hư hỏng Khi thi công móng, tầng ngầm đúng biện pháp đã lập mà công trình lân cận vẫn bị thì cần tạm dừng thi công, tìm nguyên nhân và có các xử lý thích hợp. - Trong quá trình hạ cừ, nếu nguyên nhân hư hỏng được xác định là do công nghệ hạ cừ không thích hợp thì tùy theo điều kiện cụ thể, có thể áp dụng một trong số biện pháp sau: +Sử dụng công nghệ thi công ít gây chấn động; +Áp dụng biện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up part 10 Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up kết quả khảo sát địa kỹ thuật đã thực hiện, độ sâu hạ cừ, chất lượng tường cừ để có biện pháp xử lý cần thiết. 2.3. Xử lý hư hỏng và sự cố 2.3.1. Xử lý hư hỏng Khi thi công móng, tầng ngầm đúng biện pháp đã lập mà công trình lân cận vẫn bị thì cần tạm dừng thi công, tìm nguyên nhân và có các xử lý thích hợp. - Trong quá trình hạ cừ, nếu nguyên nhân hư hỏng được xác định là do công nghệ hạ cừ không thích hợp thì tùy theo điều kiện cụ thể, có thể áp dụng một trong số biện pháp sau: +Sử dụng công nghệ thi công ít gây chấn động; +Áp dụng biện pháp phụ trợ hạ cừ (khoan dẫn, xói nước); +Thay đổi loại cừ (chuyển đổi sang loại cừ ít gây dịch chuyển đất). - Trong quá trình đào đất, nếu nguyên nhân hư hỏng được xác định là do lún và chuyển vị ngang vượt giá trị dự kiến trong thiết kế (xem 3.4.6) thì cần tăng cường chống đỡ thành hố đào hoặc lấp lại đất một phần hay toàn bộ hố đào. - Trong quá trình đào đất, nếu nguyên nhân nứt nền hoặc hư hỏng kết cấu được xác định là do đất bị xói ngầm thì phải ngừng thi công và áp dụng một trong các biện pháp : + Tạo tầng lọc ngược bằng vật liệu có cấp phối phù hợp hoặc sử dụng vải địa kỹ thuật; + Bơm nước vào hố móng đến cao độ mực nước ngầm ban đầu + Khảo sát tường cừ, xác định khuyết tật (nếu có), tạo cọc bên sườn khuyết tật hoặc dùng biện pháp thích hợp đảm báo nước không tiếp tục xói cát qua vị trí khuyết tật. 2.3.2. Xử lý sự cố Khi thi công móng, tầng ngầm đúng biện pháp đã lập mà công trình lân cận vẫn bị các sự cố như nêu ở mục 2 tài liệu này thì cần dừng thi công và khẩn trương áp dụng đồng thời các biện pháp xử lý sau: -Chống đỡ ngay các công trình lân cận có nguy cơ sập đổ; -Gia cố phần chống đỡ hố đào bị hư hại cục bộ; -Lấp đất toàn bộ hố đào nếu nguyên nhân sự cố do trượt hoặc do chuyển vị lớn quá mức tính toán dự kiến ; -Bơm nước đầy hoặc lấp đất hố đào nếu nguyên nhân do xói ngầm. GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 82 Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up -Việc thi công tiếp tục chỉ thực hiện sau khi đã xác định được nguyên nhân gây ra sự cố và thiết kế lại biện pháp thi công. 3. Một số lưu ý trong khi thi công tầng hầm nhà cao tầng. Tầng hầm là hạng mục có nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn khi thi công nhà cao tầng vì nhiều sự cố tiềm ẩn - Trước tiên phải nói đến trạng thái mất cân bằng ổn định từ lâu của chế độ thủy văn - địa chất không những ở ngay tại vị trí công trình mà cả khu vực lân cận. Trạng thái biến động này là do khi thi công các tầng hầm đã tạo ra sự di chuyển của lớp “nước dưới đất”. Nếu mức nước ngầm cao thì ở đó có sự hòa lẫn “lớp nước dưới đất” và “hệ thống nước ngầm”. Khi di chuyển, nước luôn mang theo đất, cát làm rỗng một khu vực nào đó. Kế tiếp, nước và đất cát từ nơi khác khi có dòng chảy sẽ bù đắp nơi bị thiếu hụt, lại gây xói mòn và tạo ra trạng thái mất cân bằng mới. Sẽ rất tốt, nếu trạng thái khảo sát địa chất công trình có thêm nội dung chế độ thủy văn - địa chất với việc xác định hướng dòng chảy của lớp nước dưới đất bằng phương pháp đánh dấu chất đồng vị phóng xạ. Nếu có số liệu đó, việc xây kè ngăn dòng chảy sẽ có hiệu quả hơn. - Một hiện tượng khác dễ gây lún sụt do khả năng xuất hiện các cung trượt Poncelet để vào tầng hầm, nhất là khi trên đó có tải xe máy nặng tác động. - Cần đặc biệt lưu ý, do đào tầng hầm, khu vực chịu lực của nền đất dưới móng của công trình bên cạnh bị thu hẹp, làm tăng biến dạng nên dễ tạo ra lún nghiêng về phía hầm. Để quan trắc độ chuyển vị của tường vây ta dùng biện pháp đo bằng Inclinometer, hoặc có thể lắp đặt các móc quan trắc trực tiếp trên tường vây thành các lớp theo chiều cao hố đào. Rồi tiến hành quan trắc chuyển vị của các móc này bằng cách so sánh tọa độ giửa các lần đo và so với tọa độ ban đầu của các móc. - Tất cả các tác động vừa nêu ở trên đều trông cậy vào “sự làm việc” có hiệu quả của tường vây. Giải pháp “lý tưởng” nhất để ngăn ngừa các tác động do chế độ mất cân bằng ổn định của thủy văn - địa chất, đó là việc sử dụng cọc ba-rét (cọc nhồi có tiết diện chữ nhật, chữ T, chữ L). Đương nhiên, vì tốn kém nên thường phải chọn giải pháp khác như cừ larsen (có gợn sóng), bơm sâu xi măng (soil deep grouting) để tạo cột xi măng - đất có đường kính khoảng 2 m dọc theo vị trí tường vây. - Ngoài ra, khi đào tầng hầm cần tiến hành về hai phía đối diện của lưới cọc để tránh lực xô ngang của đất khi có đủ áp lực chênh lệch của đất gây nghiêng. Khi đó, đỉnh các cọc nằm theo đường cong parabol rất dễ nhận dạng. GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 83 Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up - Chống thấm cho tầng hầm bằng bê tông cốt thép , đảm bảo cho thép cốt trong bê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: