Danh mục

Báo cáo: Công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2005 – 2010 và phương hướng giai đoạn 2011 - 2015

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.64 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo: Công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2005 – 2010 và phương hướng giai đoạn 2011 - 2015 gồm 2 phần chính. Phần I trình bày công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2005 – 2010. Phần II trình bày phương hướng giai đoạn 2011 - 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2005 – 2010 và phương hướng giai đoạn 2011 - 2015 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2005 – 2010VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Hà Nội, 17 tháng 11 năm 2010 Hội thảo Đa dạng sinh học (ĐDSH) trong khuôn khổ Hội nghị Môi trường toànquốc lần thứ 3 diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngoài việc hòachung không khí toàn Đảng, toàn dân kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, ra sức thiđua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đâycũng là một sự kiện đặc biệt nhằm hưởng ứng năm quốc tế về ĐDSH với chủ đề“ĐDSH cho phát triển và giảm nghèo”. Thời gian này cũng là lúc Việt Nam bước vàogiai đoạn tổng kết các Chiến lược, Kế hoạch quốc gia, ngành liên quan tới bảo tồnĐDSH. Báo cáo này gồm 02 phần chính: Phần I: Công tác bảo tồn ĐDSH giai đoạn 2005 - 2010 Phần II: Phương hướng bảo tồn ĐDSH giai đoạn 2011– 2015 Phần 1. CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 Lịch sử hình thành và phát triển của loài người gắn liền với ĐDSH. ĐDSH cóvai trò vô cùng quan trọng đối với an ninh lương thực, cân bằng sinh thái và hơn hết làsự tồn vong của loài người. Vai trò đó được thừa nhận trên quy mô toàn thế giới cũngnhư ở cấp quốc gia. Chính vì thế, bảo tồn ĐDSH được coi như một yếu tố cấu thànhvững chắc cho sự nghiệp phát triển bền vững của tất cả các nước trên toàn thế giới. Thống kê cho thấy, ĐDSH đang tiếp tục bị suy giảm. Toàn cầu đang có nỗ lựclớn để thực hiện công cuộc bảo tồn ĐDSH. Ý chí này thể hiện trong các cam kết tạiphiên họp lần thứ 65 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 22 tháng 9 năm 2010 tạiNew York, Mỹ và Hội nghị các bên tham gia Công ước ĐDSH lần thứ 10 được tổ chứctại Nagoya, Nhật Bản trong tháng 10 vừa qua. Việt Nam đã được công nhận là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao nhất trênthế giới và là một trong các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Cũng như toànthế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi có cùng xu hướng suy giảm đa dạng sinhhọc, và tốc độ suy giảm tăng lên cùng với sự tăng tốc của nền kinh tế. 2 I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các cá nhân và tập thể,chúng ta đã đạt được những kết quả cơ bản sau đây: 1. Các hệ sinh thái, loài và nguồn gen được bảo vệ Bảo tồn ĐDSH được thực hiện ở 3 cấp độ: bảo tồn các hệ sinh thái, loài vànguồn gen. Ở cả ba cấp độ này, trong những năm qua, chúng ta cũng đã đạt được cáckết quả đáng ghi nhận. (1) Bảo tồn hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước Năm 2009, độ che phủ của rừng bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng tăng,đạt 39,1% (tăng thêm 2,4 % so với năm 2005 (36,7%)).1 Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng được củng cố và phát triển, baogồm 164 khu rừng đặc dụng2 (bao gồm 30 Vườn Quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên,45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học), 16 khu bảo tồnbiển và 48 khu bảo tồn đất ngập nước (ĐNN) nội địa chứa đựng các hệ sinh thái, cảnhquan đặc trưng với giá trị ĐDSH tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, ĐNN và biển đã vàđang được Việt Nam xây dựng vì mục đích bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyênĐDSH. Ngoài ra, 2 khu Di sản thiên nhiên thế giới, 4 Vườn Di sản SEAN, 2 khuRamsar (khu bảo tồn ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của cácloài chim nước di cư) và 8 khu Dự trữ sinh quyển thế giới đã được quốc tế công nhận. (2) Bảo tồn các loài và nguồn tài nguyên di truyền Công tác gây nuôi động vật hoang dã, nuôi trồng và bảo tồn các loài thuỷ sinhquý hiếm đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Hơn 50 loài động vật và hàng chục loàithực vật hoang dã được gây nuôi sinh sản, gieo trồng trong hàng nghìn trang trại vàhàng chục nghìn hộ gia đình. Hàng chục loài thuỷ sản có giá trị kinh tế đã được nghiêncứu sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm. Chương trình Đánh bắt hải sản xa bờ vớimục tiêu giảm bớt cường độ khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vùng nước ven bờđã đem lại hiệu quả. Chương trình, mạng lưới quỹ gen được hình thành và đã bảo tồn lưu giữ đượchơn 17.000 nguồn gen của 200 loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâmnghiệp, cây nguyên liệu, cây dược liệu và một số loại cây trồng khác, bằng các phươngpháp bảo tồn khác nhau như: tại chỗ (in-situ), chuyển chỗ (ex-situ). Đã thu thập được3.273 kiểu di truyền cây cao su; bảo tồn 42 loài cây rừng và cây nguyên liệu giấy; bảotồn tại chổ 905 nguồn gen và chuyển vị (ex-situ) 175 loài cây dược liệu, trong đó có 26 1 Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 Theo kết quả rà soát 3 loại rừng do Bộ NN và PTNT tiến hành năm 2007. 3loài quý hiếm có ...

Tài liệu được xem nhiều: