Năm 2010, mặc dù có một số khó khăn khách quan do diễn biến thất
thường của tình hình khí hậu- thời tiết; tình trạng gian lận thương mại trong sử
dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật- vật tư nông nghiệp có chiều hướng
diễn biến phức tạp; tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh
vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa được ngăn chặn triệt để…
làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nhiệm vụ chung của ngành....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo Công tác thanh tra năm 2010
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
UBND TỈNH KIÊN GIANG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Số: Rạch Giá, ngày
/BC-SNN tháng 11 năm 2010
BÁO CÁO
Công tác thanh tra năm 2010
Phần I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC NĂM 2010
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CÁC KẾ HOẠCH VÀ NHIỆM VỤ VỀ CÔNG TÁC THANH TRA,
KIỂM TRA NĂM 2010 CỦA ĐƠN VỊ.
Năm 2010, mặc dù có một số khó khăn khách quan do diễn biến thất
thường của tình hình khí hậu- thời tiết; tình trạng gian lận thương mại trong sử
dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật- vật tư nông nghiệp có chiều hướng
diễn biến phức tạp; tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh
vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa được ngăn chặn triệt để…
làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nhiệm vụ chung của ngành.
Tuy nhiên, do có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, nhân
viên và người lao động trong cơ quan, nên hầu hết các chỉ tiêu nhiệm vụ về
công tác thanh tra trong năm 2010 đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch đã đề ra.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA
NĂM 2010.
1. Thực hiện chương trình kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra.
Kế hoạch thanh, kiểm tra chuyên ngành hàng năm được xây dựng theo
định kỳ trên cơ sở mùa vụ (mùa vụ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; mùa vụ gieo
trồng giống nông, lâm nghiệp; mùa vụ chăn nuôi…) và tình hình đột xuất phát
sinh. Riêng kế hoạch thanh tra hành chính được xây dựng bằng cách thực hiện
luân phiên tại tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trên
cơ sở vừa đảm bảo tính cần thiết, có trọng tâm, vừa đảm bảo tính khoa học từ
những dữ liệu thu thập được qua thực tế khảo sát trước khi xây dựng kế hoạch
thanh tra. Trong năm đã thực hiện đạt 100% số cuộc thanh tra kinh tế- xã hội và
104% số cuộc thanh tra chuyên ngành.
Nhận thức về pháp luật thanh tra của cán bộ và người dân đã được nâng
lên đáng kể; công tác thanh, kiểm tra đã được thực hiện ngày càng tốt hơn, nhất
là qua xử lý sau thanh tra đã có tác dụng giáo dục và góp phần rất lớn vào việc
ngăn ngừa vi phạm, ngăn ngừa hành vi tham nhũng.
1
Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong công tác thanh tra đã
được tăng cường; công tác thanh tra đã góp phần rất lớn vào việc thực hiện các
chỉ tiêu nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành.
Hầu hết các kết luận thanh tra trong các cuộc thanh tra hành chính cũng
như các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các cuộc thanh tra chuyên
ngành đều có tính nghiêm minh, kịp thời và khả thi cao. Cụ thể là có 100% kết
luận thanh tra tại các cuộc thanh tra hành chính được thi hành và 98% quyết định
xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện.
2. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra.
2.1. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra hành chính.
- Tổng số cuộc thanh tra đã tiến hành 02 cuộc (số cuộc theo chương trình,
kế hoạch 02/02 cuộc, đạt 100%; kết thúc 01 cuộc, 01 cuộc đang trong giai đoạn
chuẩn bị kết luận thanh tra).
- Số đơn vị được thanh tra: 02 đơn vị (Chi cục Thủy lợi và Ban quản lý
Khu Bảo tồn biển Phú Quốc thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Kiên Giang).
- Số đơn vị có sai phạm: 02 đơn vị (01 đơn vị đã có kết luận thanh tra, 01
đơn vị đang chuẩn bị kết luận thanh tra).
- Tính chất, mức độ sai phạm: Sai phạm nhẹ do các nguyên nhân như
chưa có định mức cụ thể đối với một số nội dung về sửa chữa công trình trong
văn bản quy định hiện hành của nhà nước, cán bộ thực hiện các công trình chủ
yếu là kiêm nhiệm,…
- Kiến nghị xử lý:
* Về hành chính: Kiến nghị cấp có thẩm quyền chỉ đạo đơn vị được
thanh tra thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý, đầu tư xây
dựng và quản lý chất lượng công trình.
* Các hình thức xử lý khác: Không có.
- Kết quả xử lý: Có 01/01 đơn vị sau khi được thanh tra đã nghiêm túc
thực hiện những kiến nghị do cơ quan thanh tra yêu cầu.
2.2. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành là 60 cuộc, bao gồm 55
cuộc thanh tra, kiểm tra lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển và 05
cuộc thanh tra, kiểm tra lĩnh vực nông nghiệp (đạt 104% kế hoạch).
- Tổng số tổ chức, cá nhân vi phạm: 1.599 tổ chức, cá nhân.
- Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính: 1.599 quyết định.
- Kết quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính: 1.561/1.599
quyết định (đạt 98%), số tiền đã nộp phạt vi phạm hành chính tại Kho bạc Nhà
nước tỉnh là 8,056 tỷ đồng.
4.Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2
4.1. Công tác giải quyết khiếu nại
4.1.1 Tiếp công dân
- Số lược công dân đã tiếp: 02 lượt, so với cùng kỳ 2009 hơn 01 lượt.
- Số đơn thư nhận xử lý: 05 đơn.
4.1.2 Giải quyết khiếu nại
- Tổng số vụ khiếu nại đã giải quyết: 05 vụ;
- Tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền: 03 vụ; tỷ lệ khiếu nại đúng,
sai là 1:2 ;
- Quyết định giải quyết đã được thi hành 03;
- Những vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền còn tồn đọng: không
4.2 Công tác giải quyết tố cáo
- Tổng số vụ tố cáo đã giải quyết: 02 vụ;
- Tổng số vụ tố cáo thuộc thẩm quyền 01; tỷ lệ đúng, sai 0:1; những vụ
tố cáo thuộc thẩm quyền còn tồn đọng: không.
III. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham
nhũng
Bằng hình thức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi bộ, các buổi họp cơ
quan, đơn vị phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng; các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật phòng, chống ...