Danh mục

Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Phát triển bền vững (nhóm 6)

Số trang: 14      Loại file: docx      Dung lượng: 252.10 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường với chủ đề "Phát triển bền vững (nhóm 6)" trình bày phát triển bền vững và nguyên tắc cho phát triển bền vững ở VN, phân tích phát triển kinh tế song hành với bảo đảm an ninh lương thực-năng lượng để phát triển bền vững,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Phát triển bền vững (nhóm 6) TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BTKN 02 Chủ đề : PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nhóm: 06 Sinh viên Mã số sinh viên 1 Nguyễn Quang Minh 91202152 2 Huỳnh Công Chánh 91202075 3 Đinh Thị Thu Hương 91202018 4 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 91202012 5 Nguyễn Thanh Tuấn 91202256 6 Đỗ Phan Cát Phương 91202177 Nộp bài: 23g30 ngày 03/09/2014 Tp. Hồ Chí Minh, 2014 MỤC LỤC 1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NGUYÊN TẮC CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM Mô hình của phát triển bền vững: Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển Rio 1992 đến nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện PTBV và đã đạt đ ược những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi tr ường. Những thành quả đạt được về kinh tế đã tạo nguồn lực cho việc giải quyết thành công hàng loạt các vấn đề xã hội: xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Để thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) và thành lập Hội đồng PTBV quốc gia do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. Việt Nam cũng đã xây dựng và ban hành một số Chương trình Nghị sự 21 ngành vàđịa phương. Quan điểm PTBV được khẳng định trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam qua các thời kỳ vàđược tái khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới, đó là: “Phát triển nhanh gắn với PTBV, PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”. Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát triển bền v ững nhằm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Việt Nam là một thành viên tham gia tích cực “ Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất” năm 1992 và là một bên ký kết Chương trình Nghị sự 21. Thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng và ban hành Định hướng chiến lược về Phát triển bền vững (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Định hướng chiến lược về Phát triển bền vững ở Việt Nam bao gồm tổng thể các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và khoa học công nghệ… Dưới đây là một số nguyên tắc chính về phát triển bền vững ở Việt Nam có liên quan đến môi trường vật thể, cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên: - Con người là trung tâm của phát triển bền vững . Phát triển bền vững nhằm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. - Phát triển kinh tế song hành với bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và môi trường lâu bền. - Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi trường. Yêu cầu bảo vệ môi trường luôn được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc l ập quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và trong phát triển bền vững. - Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. Tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau; sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo; giữ gìn và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường. Sống lành mạnh, hài hòa, gần gũi và yêu quý thiên nhiên. - Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghi ệp hóa, hiện đại hóa. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất. - Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong vi ệc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. - Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế thế giới để phát triển bền vững. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế gây ra. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. 2. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC THỨ HAI: PHÁT TRIỂN KINH TẾ SONG HÀNH VỚI BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC, NĂNG LƯỢNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.  Ví dụ 1: Dự án phát triển vùng chăn nuôi bò sữa bền vững ở Việt Nam được hợp tác thực hiện bởi Tập đoàn FrieslandCampina, các đối tác Hà Lan trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và quản lý trang trại, Chính quyền tỉnh Hà Nam và chính phủ Hà Lan trong khuôn khổ của Chương trình Phát triển kinh doanh bền vững và An ninh lương thực trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018. Mục tiêu của dự án là hình thành và phát triển vùng chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp và bền vững theo quy mô trang trại gia đình, từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm và giảm thiểu việc nhập khẩu sữa. Theo dự kiến đến năm 2018, sau 5 năm thực hiện, dự án phát triển vùng chăn nuôi bò sữa bền vững sẽ xây dựng được 3 vùng chăn nuôi bò sữa tập trung. Trong đó, mỗi vùng sẽ có khoảng 50 trang trại chăn nuôi bò sữa, sản xuất tối thiểu 7 triệu kikogram sữa mỗi năm và tạo ra 345 việc làm cho người lao động. Mỗi trang trại chăn nuôi sau 5 năm tham gia dự án sẽ có đàn bò sữa đạt quy mô từ 50 - 80 con, có đất trồng cỏ và ngô để cung cấp đủ thức ăn c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: