Thông tin tài liệu:
Tiến bộ về giới nói chung và trên thị trường lao động Việt Nam nói riêng; nghiên cứu đánh giá việc thực hiện Công ước số 100 và 111 của Việt Nam dưới góc độ bình đẳng giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo đánh giá việc thực hiện các công ước quốc tế về phân biệt đối xử trong việc làm nghề nghiệp và trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau ở Việt Nam
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
TRONG VIỆC LÀM NGHỀ NGHIỆP VÀ TRẢ CÔNG BÌNH ĐẲNG GIỮA
LAO ĐỘNG NAM VÀ LAO ĐỘNG NỮ CHO MỘT CÔNG VIỆC
CÓ GIÁ TRỊ NGANG NHAU Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự uỷ quyền của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) và Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH)
trong khuôn khổ Chương trình Chung về Bình đẳng giới
giữa Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
1
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Giới thiệu nghiên cứu
Tóm tắt Báo cáo nghiên cứu
Nội dung Báo cáo nghiên cứu
1. Những khái niệm, thuật ngữ cơ bản
2. Bối cảnh kinh tế xã hội
2.1. Tổng quan về dân số Việt Nam, sự phát triển con người và sự ảnh
hưởng đến vấn đề giới.
2.2. Tổng quan về kinh tế - xã hội Việt Nam, tình trạng nghèo đói và bất
bình đẳng giới.
3. Tổng quan về giới trên thị trường lao động
3.1. Tiến bộ về giới nói chung và trên thị trường lao động Việt Nam nói
riêng
3.2. Một số hạn chế về giới trên thị trường lao động Việt Nam
3.3. Thách thức về giới trên thị trường lao động Việt Nam
4. Khung chính sách, pháp luật
4.1. Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước
số 111) và thực trạng nội luật hóa Công ước trong pháp luật Việt Nam
4.1.1.Nội dung cơ bản của Công ước số 111
4.1.2. Thực trạng nội luật hóa các quy định của Công ước số 111 trong pháp
luật Việt Nam
4.2. Công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho
một công việc có giá trị ngang nhau (Công ước số 100) và thực trạng nội
luật hóa Công ước trong pháp luật Việt Nam
4.2.1. Nội dung cơ bản của Công ước số 100.
4.2.2. Thực trạng nội luật hóa các quy định của Công ước trong pháp luật
Việt Nam
5. Chênh lệch về cơ hội, đối xử và thu nhập theo giới
5.1 Mức độ chênh lệch về cơ hội, đối xử và thu nhập theo giới
5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch về cơ hội, đối xử và thu nhập theo
giới
6. Biện pháp thực hiện nhằm giảm khoảng cách giới
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
2
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ Bộ luật Lao động
Bộ LĐTBXH Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội
Công ước CEDAW Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
đối với phụ nữ
Công ước số 100 Công ước về trả công bình đẳng giữa lao
động nam và lao động nữ cho một công việc
có giá trị ngang nhau
Công ước số 111 Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm
Và nghề nghiệp
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
GDI Chỉ số ph¸t triÓn về giới
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
3
LỜI GIỚI THIỆU
Các nguyên tắc về không phân biệt đối xử và bình đẳng phản ánh các
khái niệm căn bản về sự đứng đắn, nhân phẩm và kính trọng, và hình thành
nên nền tảng cho sự phát triển của xã hội hoà bình và thịnh vượng. Công
ước Trả công như nhau, 1951 (số 100) và Công ước về Phân biệt đối xử
(Việc làm và Nghề nghiệp), 1958 (số 111) của ILO là hai tiêu chuẩn lao
động quốc tế cơ bản cho việc xoá bỏ tích cực sự phân biệt đối xử trong việc
làm và nghề nghiệp. Từ khi hội nhập toàn cầu bắt đầu gia tăng, hai tiêu
chuẩn lao động cốt lõi này đã được coi là một phần trong các nguyên tắc
chính, tối thiểu và căn bản cho sự toàn cầu hoá công bằng.
Chính phủ Việt Nam đã cam kết xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ
nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống trong toàn xã hội. Tiếp theo việc phê
chuẩn Công ước về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ
nữ (CEDAW) vào năm 1982, Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh hơn nữa
cam kết của mình đối với thúc đẩy bình đẳng giới giữa nam giới và phụ nữ
trong thị trường lao động thông qua việc phê chuẩn Công ước 100 và Công
ước 111 của ILO vào năm 1997 và dần dần đưa các nguyên tắc bình đẳng
vào trong pháp luật lao động và thực tiễn.
Sau khi Luật Bình đẳng giới được thông qua năm 2006, nghiên cứu
này đã được tiến hành nhằm xác định các khoảng cách về giới trong việc
làm và nghề nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam và rà soát những tiến bộ đã
đạt được trong việc tuân thủ pháp luật về lao động, các quyết định và chính
sách hiện hành trong nước đối với các công ước lao động quốc tế hướng tới
thực hiện bình đẳng về cơ hội và đối xử trong công việc, bao gồm trả công
bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Nghiên cứu này được tiến hành ...