Danh mục

Báo cáo ĐIỂM SÁNG VÀ ĐIỂM MÙ CỦA KHOA HỌC: VÌ SAO TRI THỨC KHÁCH QUAN KHÔNG ĐỦ ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CÃI VỀ MÔI TRƯỜNG

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 266.27 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tìm hiểu vì sao khoa học không nói một tiếng nói thống nhất trong bối cảnh những tranh cãi về môi trường. Tôi lập luận rằng các nhà xã hội học phải sẵn lòng quay sang tìm hiểu những quá trình và hiện tượng trong lòng khoa học. Khi làm việc đó, chúng ta thấy rằng nhiều xung đột về môi trường ít nhất phần nào là kết quả của bản thân khoa học. Điều gì trong khoa học đã giúp nuôi dưỡng những xung đột này?...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " ĐIỂM SÁNG VÀ ĐIỂM MÙ CỦA KHOA HỌC: VÌ SAO TRI THỨC KHÁCH QUAN KHÔNG ĐỦ ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CÃI VỀ MÔI TRƯỜNG" Blind - Spots ĐIỂM SÁNG VÀ ĐIỂM MÙ CỦA KHOA HỌC: VÌ SAO TRI THỨC KHÁCH QUAN KHÔNG ĐỦ ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CÃI VỀ MÔI TRƯỜNG Michael S. Carolan Đại học nhà nước Colorado, Mỹ ------------------------------------------------------------------------------------------ Tóm tắt Bài viết này tìm hiểu vì sao khoa học không nói một tiếng nói thống nhất trong bối cảnh những tranh cãi về môi trường. Tôi lập luận rằng các nhà xã hội học phải sẵn lòng quay sang tìm hiểu những quá trình và hiện tượng trong lòng khoa học. Khi làm việc đó, chúng ta thấy rằng nhiều xung đột về môi trường ít nhất phần nào là kết quả của bản thân khoa học. Điều gì trong khoa học đã giúp nuôi dưỡng những xung đột này? Nhằm trả lời câu hỏi ấy, bài viết trước hết suy ngẵm về những tác động của sự đa dạng về chuyên ngành và phương pháp luận đã gây ra đối với tranh luận khoa học. Sau đó sự chú ý hướng tới các chủ đề về bằng chứng và sự đồng thuận, làm sáng tỏ cách sử dụng các thuật ngữ này để khuếch đại xung đột. Sau đó tôi nói về cách mà khoa học tiền giả định các giá trị như thế nào. Bài viết kết luận bằng việc đưa ra những gợi ý có liên quan đến chính sách về phương thức “làm” khoa học môi trường theo một cách có thừa nhận những điểm sáng và điểm mù khác nhau về nhận thức của nó. ---------------------------------------------------------------------------------------- Nhập đề Gần đây người ta đã viết nhiều về những thế lực làm méo mó diễn ngôn khoa học (Austin and Phoenix, 2003; Freudenburg and Gramling, 2002; Kleinman, 1995: Kraft, 2000: McCright and Dunlap, 2000, 2003). Mặc dù tôi cũng quan tâm chẳng hạn đến cách thức mà hệ tư tưởng, tiền bạc và/hay quyền lực chính trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khoa học như thế nào, nhưng tôi không sao tránh khỏi cảm giác cấn cái với hàm ý của cách lập luận như vậy. Bởi vì khi chúng ta nói đến sự chính trị hóa khoa học, chúng ta ngầm chấp nhận rằng khoa học đích thực là phi chính trị, là chắc chắn và không ràng buộc bởi giá trị. Thay vào đó, bài viết này sẽ làm sáng tỏ vì sao chúng ta sẽ làm tốt hơn nếu chúng ta quay con mắt khảo sát sang chính khoa học. Khi làm việc này, chúng ta sẽ thấy ít nhất phần nào rằng những tranh cãi về môi trường là kết quả của các quá trình mang tính chất nội tại của khoa học. Cho đến khi 1 chúng ta hiểu được rằng bằng cách nào mà bản thân khoa học có thể nuôi dưỡng tranh cãi và xung đột, thì nếu muốn tìm ra giải pháp chúng ta vẫn tiếp tục không đạt được mục tiêu. Như vậy, thay vì đi con đường mòn quen thuộc liên quan đến sự chính trị hóa khoa học (ví dụ Kitcher, 2001; McCright and Dunlap, 2000, 2003; Rayner, 2003), tôi chọn theo một con đường khác, ít người đi hơn: đó là làm sáng tỏ rằng không nên gắn những tranh cãi về môi trường – kể cả lập trường có vẻ không thể dung hòa giữa những chuyên gia – chỉ riêng với chính trị hay hệ tư tưởng, mà nên gắn với bản thân khoa học. Những hệ lụy của lập luận này vượt ra khỏi hàm ý hàn lâm thuần túy. Vì nếu khoa học cũng là một vấn đề như cách giải quyết nó, thì chúng ta sẽ phải nghiêm túc suy nghĩ lại vai trò của nó đối với việc giải quyết các vấn đề môi trường. Do đó, những nghiên cứu nào chỉ tập trung vào tác động của các biến số bên ngoài đến khoa học sẽ tiếp tục bỏ qua một nguồn gốc tranh cãi quan trọng và có lẽ còn sâu xa hơn. Và cho đến khi nào nguồn gốc này được đưa ra ánh sáng và bàn luận thỏa đáng, thì cuộc tranh cãi của khoa học vẫn tiếp tục mà chúng ta vẫn không hoàn toàn hiểu rõ là vì sao. Bài viết này bắt đầu bằng việc tìm hiểu vì sao các nhà khoa học không phải bao giờ cũng đồng thanh cất lên tiếng nói khi đề cập đến những tranh cãi về môi trường, và làm sáng tỏ trước hết tác động của sự muôn hình muôn vẻ về chuyên ngành cũng như phương pháp luận đối với các cuộc tranh luận khoa học. Sau đó tôi sẽ quay sang chủ đề về bằng chứng và sự đồng thuận trong nội bộ khoa học, và làm sáng tỏ cách thức mà người ta sử dụng những điều này để tạo ra những xung đột không cần thiết trong các cuộc tranh chấp về môi trường. Rồi sau đó tôi sẽ trực tiếp quay sang chủ đề về cách thức khoa học đòi hỏi những phán xét về giá trị như thế nào. Sau khi được phần trước làm sáng tỏ, bài viết sẽ kết luận bằng cách đưa ra những gợi ý liên quan đến việc hoạch định chính sách rằng nên “làm” khoa học môi trường như thế nào để làm sao thừa nhận những giới hạn về nhận thức của nó. Nhiều cách “nhìn” trong khoa học Như nhiều người đã vạch rõ một cách tỉ mỉ, xem ra rất khó nắm bắt những tiêu chuẩn “cơ bản” để tách biệt khoa học với không khoa học (Gieryn, 1983, 1995; Jasanoff, 1987a; Kuhn, 1970 [1962]; Mulkay, 1976). Không có một phương thức tìm tòi về phương pháp luận nào mà chỉ riêng nhà khoa học sử dụng (Haack, 2003). Nếu khoa học đi kèm với một phương thức tìm tòi khác biệt, thì đó là vì những người làm khoa học điều tra một cách thận trọng. Đây chính là cái mà Kuhn nói tới khi ông phân biệt “quan sát” (điều mà nhà khoa học làm) với “cảm nhận” (một hình thức tìm tòi ít cẩn trọng 2 hơn); ông mô tả “quan sát” là “được thu thập một cách khó khăn” trong khi ông coi “cảm nhận” là điều đã được “ấn định” (1970 [1962]:126). Ngay dù vậy, không phải tất cả mọi nhà khoa học đều nhìn thấy. Đơn giản vì các quan sát khoa học được tiến hành một cách khó khăn và thận trọng không có nghĩa là chúng mang tính chất “thuần khiết’ – tức là chúng độc lập với bối cảnh xã hội. Latour (1992:266) cho chúng ta một ẩn dụ nhiều hàm ý sau: “Các sự kiện khoa học giống như một con tàu, chúng không đi chệch đường ray của mình. Quý vị có thể mở rộng đường ray và nối chúng với nhau, nhưng quý vị không thể lái một đầu tàu đi xuyên qua một cánh đồng”. Ta có thể mở rộng phép ẩn dụ này cho các ngành khoa học vì chúng cũng hoạt động tốt nhất bên trong “những đường ray” về phương pháp luận và nhận thức luận của chúng. Các ngành đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: