Mạng xã hội là dịch vụ kết nối những thành viên cùng sở thích trên Internet với những mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian, những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung Bài báo cáo Giới thiệu một số mạng xã hội nổi tiếng để hiểu thêm về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Giới thiệu một số mạng xã hội nổi tiếng - ĐH ĐH KHTN TP.HCM Bài báo cáo “Giới thiệu một số mạng xã hội nổi tiếng” TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐHQG TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ______ KỸ NĂNG MỀM BÀI CÁO BÁO GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẠNG XÃ HỘI NỔI TIỂNG Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH HƯỞNG – 1412220 HCM, tháng 12 năm 2014 Bài báo cáo “Giới thiệu một số mạng xã hội nổi tiếng” MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ 2 Bài báo cáo “Giới thiệu một số mạng xã hội nổi tiếng” CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI I. Khái niệm và sự cấu thành 1. Khái niệm: Mạng xã hội (mạng xã hội ảo - social network) là dịch vụ kết nối những thành viên cùng sở thich trên internet với những mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. 2. Sự cấu thành: Nút (node): Là một thực thể trong mạng, thực thể này có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp… Liên kết (tie): là mối quan hệ giữa các thực thể đó. Trong mạng có thể có nhiều kiểu liên kết giữa các nút với nhau. II. Các đặc trưng cơ bản của mạng xã hội 1. Có các tính năng cơ bản: Chat, e‐mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog, xã luận…. 2. Cung cấp các công cụ cho phép mọi người chia sẻ thông tin với nhau như phim ảnh, trang web…, tương tác online với nhau theo nhiều cách như: bình luận, kết nối về một nội dung, blog hay trang web nào đó. 3. Có sự tham gia trực tiếp của nhiều đối tượng, thành phần: cá nhân hoặc doanh nghiệp. 4. Là một website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia III. Số liệu thống kê tham gia Mạng xã hội Theo số liệu thống kê (2014) về đối tượng và lãnh thổ địa lí của mạng xã hội do Search Engine Journal thống kê cho thấy, có 72% số người sử dụng Internet hiện nay đang hoạt động trên các mạng xã hội, 71 % người dùng truy cập mạng xã hội từ thiết bị di động. Trong đó, tỉ lệ người sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi 18-29 đạt tới 89%, trong khi đó độ tuổi 30-49 chỉ là 72%; 60% những người trong độ tuổi từ 50 đến 60 đang hoạt động trên các mạng xã hội, còn nhóm người ở độ tuổi trên 65 chỉ là 43%. IV. 3 Bài báo cáo “Giới thiệu một số mạng xã hội nổi tiếng” CHƯƠNG II. MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK I. Sự hình thành và phát triển 1. Sự hình thành Thành lập vào tháng 2 năm 2004, tên ban đầu là Facemash. Đây là một phiên bản “Hot or Not” của trường đại học Harvard. Sau đó, MarkZuckerberg thành lập “The Facebook” đặt trên domain thefacebook.com. Dịch vụ mạng xã hội này ban đầu chỉ dành riêng cho các sinh viên của Đại học Harvard. Chỉ sau một tháng, hơn nửa số sinh viên Đại học Harvard đã đăng ký sử dụng dịch vụ này. Mark Zuckerberg đã cùng với ba người bạn của mình là Eduardo Saverin, Dustin Moskivitz và Andrew McCollum mở rộng quảng cáo cho Website “thefacebook.com” giúp trang này phát triển mạnh mẽ. Mark Zuckerberg quyết định mở rộng phạm vi hoạt động của thefacebook.com tại hầu hết các trường đại học của Mỹ và Canada. Tháng 9 năm 2004, Mark Zuckerberg đã chuyển trụ sở của “thefacebbook.com” về Palo, Alto, California và bỏ chữ “the” trong tên miền thefacebook.com, chuyển thành “facebook.com” Facebook nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc đối với người sử dụng các dịch vụ mạng xã hội. Hình II: Giao diện FB năm 2005 4 Bài báo cáo “Giới thiệu một số mạng xã hội nổi tiếng” 2. Sự phát triển Tháng 12 năm 2004, tức chỉ 10 tháng sau khi thành lập, Facebook đã gần chạm mốc 1 triệu người dùng. Một năm sau đó, số người dùng đã tăng vọt lên tới 5.5 triệu người. Facebook dần dần mở rộng hoạt động ra phạm vi bên ngoài các trường đại học. Các trường trung học tại Hoa Kỳ bắt đầu được thêm vào hệ thống. Bản thân Facebook cũng có nhiều sự thay đổi hướng tới người dùng. Tháng 10 năm 2005, Facebook đã thêm tính năng chia sẻ hình ảnh vào trang mạng của mình dưới dạng một ứng dụng rồi sau đó mở rộng hệ thống hoạt động ra bên ngoài khu vực Bắc Mỹ. Tháng 6 năm 2006, ứng dụng Facebook Mobile chính thức ra mắt. Số lượng người dùng Facebook liên tục tăng theo cấp số nhân.Tháng 10 năm 2007, số thành viên của mạng xã hội này đã vượt qua con số 50 triệu. Tầm ảnh hưởng rộng lớn của Facebook đã trở thành công cụ kiếm bội tiền cho Mark Zuckerberg. Tháng 10 năm 2007, Facebook chính thức ký hợp đồng quảng cáo với Microsoft và đưa Facebook Ads vào hoạt động. Với số lượng thành viên tăng nhanh chóng mặt, Facebook cũng liên tục cải tiến nền tảng ứng dụng. Một loạt các tính năng như MarketPlace, FB event, các tuỳ chỉnh riêng tư như Friend list privacy, Facebook chat…đã lần lượt ra đời. Tháng 4 năm 2008, Facebook chính thức có mặt trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với 21 ngôn ngữ khác nhau. Số thành viên của mạng xã hội này đã lên tới 100 triệu người. Thành công đến với Facebook nhanh hơn mong đợi khi số lượng thành viên của mạng xã hội này lần lượt chạm mốc 200 triệu vào tháng 4, 300 triệu vào tháng 9 năm 2009, 400 triệu vào tháng 2 năm 2010. Từ con số 1.23 tỉ người sau 10 năm và cho đến thời điểm hiện tại tháng 10/2014 là 1.35 tỉ người, chiếm khoảng 17% dân số thế giới. Facebook tiếp tục khẳng định là mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Số lượng người dùng Facebook trên di động cũng chạm kỷ lục mới với 1,07 tỷ người dùng hàng tháng và 645 triệu người dùng hàng ngày. (Nguồn Geohive.com). 5 ...