Danh mục

Báo cáo Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa của các hộ nông dân đồng bằng song Hồng

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.61 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình phát triển đàn bò sữa được phát động từ năm 2000. Số đầu bò sữa trong toàn quốc đã tăng trưởng đáng kể từ năm 2001 đến giữa năm 2004. Báo cáo " Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa của các hộ nông dân đồng bằng song Hồng "
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa của các hộ nông dân đồng bằng song Hồng " Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa (CNBS) của các hộ nông dân đồng bằng sông Hồng TS. Nguyễn Văn Song* TÓM TẮTChương trình phát triển đàn bò sữa được phát động từ năm 2000. Số đầu bò sữa trong toàn quốc đã tăngđáng kể từ năm 2001 đến giữa năm 2004. Nhưng từ cuối năm 2004 đến nay, số đầu bò sữa giảm tươngđối nhanh. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này? Nghiên cứu này được tiến hành ở năm (5) tỉnhĐồng Bằng Sông Hồng xung quanh thành phố Hà Nội với số mẫu điều tra là 449 hộ nông dân chăn nuôibò sữa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa hiện đang không cólãi. Bắc Ninh, Hà Nội và Vĩnh Phúc là các tỉnh mà các hộ nông dân chỉ đạt được điểm hoà vốn hoặc cólãi nhưng lãi rất thấp. Hà Nam và Hà Tây là hai (2) tỉnh ở đó, các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa đang bịlỗ, số đầu bò sữa giảm mạnh. Nghiên cứu cũng cho phép kết luận, quy mô đàn bò có thể có lãi phải từ 4con trở lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nuôi bò sữa không mang lại hiệu quả kinh tế,nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là các hộ nông dân thiếu hiểu biết về kỹ thuật chọn giống, chămsóc và thị trường trong chăn nuôi bò sữa.1. Đặt vấn đềChuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ trongnhững năm gần đây. Chăn nuôi bò sữa đã góp phần nâng cao thu nhập của các hộ nôngdân đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá trong nông thôn. Chương trình pháttriển chăn nuôi bò sữa quốc gia lập kế hoạch phát triển đàn bò sữa từ 38,000 con năm2001 tới 200,000 con vào năm 2010. Đồng thời tăng sản lượng sữa bò từ 64,000 tấnnăm 2001 đến 350,000 tấn năm 2010 (09/2000/NQ-CP). Để đạt những mục đích pháttriển đàn bò sữa và sản lượng sữa đến năm 2010, chương trình phát triển phụ thuộc vàorất nhiều nhân tố. Trong đó hiệu quả kinh tế cuả chăn nuôi bò sữa là nhân tố quan trọngnhất phát triển chương trình bền vững.Mục đích của nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế của nông dân nuôi bò sữa vùngchâu thổ sông Hồng, phân tích những thuận lợi, khó khăn của các hộ chăn nuôi bò sữanhằm nâng cao thu nhập của các hộ gia đình và chương trình chăn nuôi bò sữa pháttriển bền vững.2. Phương pháp nghiên cứuNguồn số liệu: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu này được điều tra từ 5 tỉnh thuộc đồngbằng sông Hồng cận kề thành phố Hà Nội. Đó là các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam,Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Trong mỗi tỉnh, một số huyện sẽ được chọn dựa theo chỉ tiêuphát triển chăn nuôi bò sữa. Tổng số hộ chăn nuôi bò sữa được điều tra là 449, đượcchọn một cách ngẫu nhiên trong tổng thể mẫu hoặc điều tra tổng thể. Phương pháp sửlý số liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp hạch toán chi phí, tính giá thành đơn vịsản phẩm và sử dụng các chỉ số tính hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân chăn nuôi bòsữa.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận3.1 Hiệu quả kinh tế tính theo hộ.Trong khi giá thành sản xuất tăng nhanh thì giá mua sữa tươi của nhà máy sữa tăngchậm. Theo điều tra, khảo sát về CNBS trong một số năm gần đây, tốc độ tăng lên củagiá sữa mà nông dân nhận được năm 2005 so với giai đoạn 1996-2001 chậm hơn sựtăng lên của giá thức ăn. Giá sữa giai đoạn 1996-2001 nông dân nhận được là 2.950đồng/kg [3] năm 2005 là 3.152đồng/kg tăng 6,8%. Nhưng giá thức ăn hỗn hỗn hợp giaiđoạn 1996-2001 là 2.450 đồng/kg, năm 2005 là 2.978 đồng/kg, tăng 38%. Do đó,CNBS bò sữa hiện nay lãi rất thấp, thậm chí một số địa phương đang bị thua lỗ.Bảng 1. Kết quả kinh tế bình quân/năm của hộ chăn nuôi bò sữa (ĐVT: 1000 đồng) 1 Đơn Bắc Hà Hà Hà Vĩnh Bình Chỉ tiêu vị Ninh Nam Nội Tây Phúc quân Tổng thu ngàn đ 27.305 24.818 16.562 23.786 33.819 25.298 Tổng chi ngàn đ 26.312 25.425 14.895 26.670 31.370 24.963 Giá trị công LĐ gia ngàn đ đình 3.380 3.920 1.900 2.800 2.620 2.920 Lãi (+)/hộ ; Lỗ (-)/hộ 993 -607 1.667 -2.884 2.449 335 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2005Bình quân chung một năm hộ CNBS lãi 335.000 đồng. Trong đó, chỉ có 2 địa phươngCNBS có lãi, đó là các hộ CNBS ở Vĩnh Phúc và Hà Nội. Trái lại, hộ CNBS ở tỉnh HàTây bị lỗ lớn nhất là 2,884 triệu đồng, các hộ CNBS ở Hà Nam bị lỗ 607 ngàn đồng,(xem bảng 2). Như vậy, hiện nay CNBS không có lãi mà phần thu của các hộ CNBSchủ yếu là công lao động gia đì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: