Danh mục

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI VIỆT NAM

Số trang: 53      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.75 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 26,500 VND Tải xuống file đầy đủ (53 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu về lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam được tiến hành từ rất sớm (những năm đầu thập niên 1980) bởi Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) và các cơ quan có liên quan. Nghiên cứu ban đầu do Phòng Điện nguyên tử thuộc Viện NLNTVN thực hiện chủ yếu về phương pháp luận và một số tính toán phát tán phóng xạ của địa điểm trong một số tình huống giả định về sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân của nhà máy....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI VIỆT NAM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU ĐỊA ĐIỂMNHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI VIỆT NAM Hà Nội, năm 2011 VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM BÁO CÁO Tổng quan về hoạt động nghiên cứu địa điểm Nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam I. Mở đ ầ u Nghiên cứu về lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở ViệtNam được tiến hành từ rất sớm (những năm đầu thập niên 1980) bởi Viện Nănglượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) và các cơ quan có liên quan. Nghiên cứuban đầu do Phòng Điện nguyên tử thuộc Viện NLNTVN thực hiện chủ yếu vềphương pháp luận và một số tính toán phát tán phóng xạ của địa điểm trong một sốtình huống giả định về sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân của nhà máy. Sau đó là mộtsố nghiên cứu liên quan đến phóng xạ môi trường phục vụ cho lựa chọn địa điểmđã được triển khai trong khuôn khổ các chương trình khoa học công nghệ cấp Nhànước 50A và 50B. Sau khi nước ta tiến hành chính sách đổi mới, nhu cầu năng lượng tăng cao vàsự cần thiết phát triển điện hạt nhân đã được đặt ra như một yếu tố khách quan.Viện NLNTVN và các cơ quan liên quan đã tiếp tục tổ chức các nghiên cứu mộtcách hệ thống về phát triển điện hạt nhân ở nước ta, trong đó có vấn đề nghiên cứulựa chọn địa điểm. Tuy nhiên, trước năm 1995, các nghiên cứu về địa điểm còn rấthạn chế. Nó được thực hiện như một phần trong đề tài về điện hạt nhân thuộcchương trình khoa học công nghệ cấp nhà Nước KC-09. Chủ đầu tư là Tập đoànđiện lực Việt Nam cũng như Bộ Công nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này. II. Nghiên cứu địa điểm giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn này nghiên cứu phát triển điện hạt nhân được triển khai một cáchmạnh mẽ và có hệ thống sau khi Thủ tướng Chính phủ (tháng 12 năm 1994) yêucầu Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ)cùng Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công thương) chuẩn bị trình xin ý kiến Bộ Chínhtrị và Chính phủ về chủ trương đối với việc sử dụng Năng lượng nguyên tử ở ViệtNam, phương hướng phát triển Năng lượng nguyên tử ở Việt Nam và về đề án cụthể phát triển Năng lượng nguyên tử. Các nghiên cứu về phát triển điện hạt nhânđược tập trung trong 3 nhiệm vụ sau: 1Báo cáo hoạt động nghiên cứu địa điểm nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM - Dự án của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) về nghiên cứu khảnăng phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam (Viện NLNTVN chủ trì) - Đề tài nghiên cứu các luận cứ khoa học, kinh tế, xã hội của việc phát triển điệnhạt nhân ở Việt Nam thuộc Chương trình KHCN cấp nhà nước (KH-04) về pháttriển năng lượng bền vững (Viện NLNTVN chủ trì) - Dự án đầu tư của Bộ Công nghiệp về nghiên cứu tổng quan phát triển nhàmáy điện hạt nhân ở Việt Nam (Viện Năng lượng chủ trì và Viện NLNTVN phốihợp) Nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong giaiđoạn này được thực hiện trong Dự án đầu tư của Bộ Công nghiệp về nghiên cứutổng quan phát triển nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu các hướng dẫn, yêu cầu về an toàn của Cơquan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho lựa chọn địa điểm xây dựng nhàmáy điện hạt nhân để nắm rõ phương pháp luận nghiên cứu địa điểm và triển khainghiên cứu lựa chọn các địa điểm thí sinh ưu tiên. Quy trình nghiên cứu lựa chọnđịa điểm được cho trong Phụ lục 1. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, Viện Nănglượng cũng đã tham khảo các quy định của các nước khác, đặc biệt là của NhậtBản. Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát địa điểm các chuyên gia của NhậtBản, Hàn Quốc, Canada, Pháp đã được mời đến thăm các địa điểm dự kiến và cónhững tư vấn hữu ích cho bộ phận nghiên cứu địa điểm. Đồng thời Viện Nănglượng và Viện NLNTVN đã phối hợp với Diễn đàn công nghiệp nguyên tử NhậtBản (JAIF) tổ chức triển lãm điện hạt nhân tại 2 địa phương dự kiến xây dựng nhàmáy điện hạt nhân (Ninh Thuận và Phú Yên) để tạo sự ủng hộ của công chúng địaphương cho địa điểm xây dựng nhà máy. Việc lựa chọn địa điểm chủ yếu căn cứ trên các tiêu chí về đảm bảo an toànvà kinh tế khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng như một số các tiêu chí khácvề xã hội và môi trường (chi tiết được cho trong Phụ lục 2). Về tiêu chí an toàn, đã xem xét đến liều chiếu xạ tập thể mà dân chúng sẽphải chịu do hoạt động của nhà máy điện hạt nhân. Khi đó cần phải biết mật độ dânsố trong các vùng bán kính khác nhau từ nhà máy (2,5 km, 5 km, 10 km và 20 km)ở thời điểm hiện nay cũng như dự báo tăng trưởng dân số trong tương lai, vị trí củanhững nhóm dân cư khó di tản trong trường hợp khẩn cấp và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: