Danh mục

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THAY THẾ PHÂN BÓN N HÓA HỌC BẰNG CHẾ PHÂM VI SINH

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,003.77 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông tin về hiểu biết, kỹ năng, thái độ và thực hành của các nhóm mục tiêu về ảnh hưởng tiềm năng của chế phẩm vi sinh cố định đạm đến năng suất cây họ đậu và cung cấp N cho đất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THAY THẾ PHÂN BÓN N HÓA HỌC BẰNG CHẾ PHÂM VI SINHBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 013/06VIEThay thế phân bón N hóa học bằng chế phẩm vi sinhcố định đạm cho cây họ đậu tại Việt nam để tăng thu nhập cho nông dân và cải thiện môi trường MS3: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Ngày 24 tháng 10 năm 2007 1 Điều tra nông dân và cán bộ khuyến nông và các đầu vào, bao gồm: 1. Thông tin về hiểu biết, kỹ năng, thái độ và thực hành của các nhóm mục tiêu về ảnh hưởng tiềm năng của chế phẩm vi sinh cố định đạm đến năng suất cây họ đậu và cung cấp N cho đất. 2. Thực hành hiện tại, kinh nghiệm về sử dụng chế phẩm, hạn chế và các lý do không sử dụng. 3. Chi tiết về sự sẵn có, sản xuất và phân phối bởi các công ty tư nhân, đánh giá chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng cho sản xuất và phân phối chế phẩm 4. Đánh giá hiệu quả các chủng sản xuất chế phẩm hiện tại, khả năng dự án này giải quyết để nâng cao hiệu quả và phân tích các rủi ro bao gồm sự bền vững của chương trình sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm.Tóm tắt kết quảPhần 1 và 2: Ảnh hưởng tiềm năng của chế phẩm vi sinh cố định đạm vàtình trạng hiện tạiĐiều tra 281 nông dân và 44 cán bộ khuyến nông ở các vùng và tỉnh của dự án trongthời gian 8 – 12/2007. Trong số 281 nông dân có 153 (54%) trồng lạc và 168 (60%)trồng đậu tương.Kết quả cho thấy nông dân: • Hiểu biết rất ít về chế phẩm vi sinh cố định đạm và nó dùng để làm gì (chỉ có 15% nông dân nghe nói về chế phẩm này và biết nó có tác dụng gì) • Không sử dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm (99%) chủ yếu bởi vì họ không biết gì về chế phẩm này. Những nông dân có hiểu biết về nó nhưng không sử dụng nó bởi vì chế phẩm này không có bán trên thị trường. • Sẽ sử dụng nếu họ có thể mua chế phẩm (99%), điều này dựa vào sự tin tưởng kỹ thuật mới này sẽ mang lại lợi nhuận về năng suất và kinh tế (85% và 94%). Họ không quan tâm nhiều đến khả năng lợi ích môi trường mà chế phẩm mang lại (19%) • Nông dân hiện đang sử dụng phân bón N hóa học cho cây lạc và cây đậu tương (95%) ở liều bón trung bình 25–80 kg N/ha.Đối với cán bộ khuyến nông, mặc dù họ hiểu biết hơn về chế phẩm hơn nông dân(khỏang 70% đã nghe nói về chế phẩm và biết nó dùng để làm gì) nhưng hầu hếtkhông dùng nó bởi vì chế phẩm này không có trên thị trường. Họ có ý định dử dụngchế phẩm (100% nếu chế phẩm sẵn có) và hiện tại họ cũng sử dụng phân N hóa họccho cây họ đậu với liều lượng tương tự nông dân.Phần 3 – sản xuất hiện tại, chất lượng và hệ thống bảo đảm chất lượngsản phẩm (QA)Tiềm năng sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm tại Việt nam khỏang 15,000 túi mỗinăm. Sản xuất thực thì thấp hơn nhiều, chỉ khỏang 1,000–2,000 túi mỗi năm theo đặt 2hàng. Số lượng sản xuất trước kia nhiều hơn, nghĩa là khoảng hơn 10 năm trước, chủyếu tại IAS và CU. Như chúng tôi hiểu thì hiện nay không có sản xuất thương mại chếphẩm này.Chất lượng sản phẩm sản xuất bởi IAS, OPI và SFI đã được đánh giá trong 3 đợttrong năm 2007. Số lượng tế bào sống trong chế phẩm đã được xác định bằng phươngpháp đếm trực tiếp số khuẩn lạc trên môi trường dinh dưỡng và bằng phương phápnhiễm vào cây và xác định bằng số lượng có xác xuất lớn nhất (MPN). Với phươngpháp trực tiếp số lượng rhizobia dao động trong khỏang 109. Số lượng xácđịnh bằng MPN thì tương tự với phương pháp trực tiếp. Sự khác nhau về số lượngrhizobia trong các mẻ sản xuất khác nhau phụ thuộc vào phương cách sản xuất giữacác viện khác nhau và có nhiều khả năng là từ các nguồn than bùn khác nhau.Chất lượng không ổn định hiện tại, nghĩa là số lượng tế bào rhizobia sống và mức độtạp nhiễm, chỉ ra rằng cải thiện sản xuất vẫn cần phải đặt ra. Tuy nhiên, các số liệu từthử nghiệm cũng đã chỉ ra chất lượng chế phẩm đã được cải thiện dần trong năm2007. Qui trình đánh giá chất lượng sản phẩm tại OPI đã họat động rất tốt và, rõ rànglà đã có nền móng cho một chương trình QA chính qui ở Việt nam đi kèm với pháttriển sản xuất dự kiến.Hiện tại chưa có tiêu chuẩn riêng cho chế phẩm vi sinh cố định đạm rhizobium tạiViệt nam, mà có các tiêu chuẩn cho phân bón vi sinh vật cố định N nói chung (Tiêuchuẩn Quốc gia cho Phân bón Vi sinh cố định đạm – TCVN 6166-1996). Vấn đề đượcđặt ra là các tiêu chuẩn này có phù hợp cho chế phẩm rhizobium hay không hoặc là nócần được thay đổi trong khuôn khổ của dự án này.Chúng tôi đưa đến kết luận là các thay đổi đối với Tiêu chuẩn Quốc gia cho Phân bónVi sinh cố định đạm là cần thiết để làm cho nó phản ánh tốt hơn cho chế phẩmrhizobium. Các thay đổi này dựa trên công nghệ sản xuất và các chỉ tiêu ...

Tài liệu được xem nhiều: