Danh mục

Báo cáo khoa học: Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam: hiện trạng và các trở ngại về mặt kỹ thuật

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.63 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,500 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở Việt Nam, nghề nuôi cá mặn lợ như cá đối, cá măng biển, cá chẽm đã phát triển từ những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Cá mú (miền Bắc còn gọi là cá song) thỉnh thoảng cũng được nuôi khi người dân có được con giống. Nghề nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988 (Edwards và ctv, 2004), khi các doanh nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học: "Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam: hiện trạng và các trở ngại về mặt kỹ thuật"Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số đặc biệt/2004, Trường ĐH Thủy sản, Trang 174-179 1 Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam: hiện trạng và các trở ngại về mặt kỹ thuật Thạc sỹ Lê Anh Tuấn Khoa Nuôi Trồng Thủy sản Trường Đại học Thủy Sản Tóm tắtỞ Việt Nam, nuôi cá mặn lợ như cá đối, cá măng biển, cá chẽm trong ao đã phát triển từ những nămcủa thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Nuôi cá mú, chỉ chính thức phát triển vào năm 1988 ở Nha Trang vàsau đó, phát triển mạnh vào đầu những năm 1990 vớI sự xuất hiện thị trường cá mú sống. Các loài cámú Epinephelus malabaricus, E. coioides, E. fuscoguttatus, E. akaara, E. bleekeri, E. sexfasciatus, E.merra, Cephalopholis miniata và Plectropomus leopardus là những đối tượng nuôi chính. Cả nước cókhoảng 6800 lồng nuôi cá biển, trong đó khoảng 80% là những lồng nuôi cá mú và khoảng 500 havùng ven bờ được sử dụng để nuôi cá mú đìa. Các lồng và đìa nuôi cá mú tạo ra khoảng 3000 tấn sảnphẩm, có giá bán tại trang trại khoảng trên 300 tỷ đồng (trên 20 triệu Đô-la Mỹ) trong năm 2003. Bàibáo này đánh giá hiện trạng của nghề nuôi cá mú ở Việt Nam, và xác định các trở ngại chính về mặtkỹ thuật đốI với sự phát triển xa hơn của nghề này.1 Mở đầu Ở Việt Nam, nghề nuôi cá mặn lợ như cá đối, cá măng biển, cá chẽm đã phát triển từ những nămcủa thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Cá mú (miền Bắc còn gọi là cá song) thỉnh thoảng cũng được nuôikhi người dân có được con giống. Nghề nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988 (Edwards vàctv, 2004), khi các doanh nhân Trung Quốc đến Nha Trang đặt vấn đề mua bán cá mú sống. Nghềnày đã phát triển mạnh từ Bắc vào Nam nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh - Hải Phòng, và PhúYên - Khánh Hòa và gần đây là Vũng Tàu. Nghề nuôi cá mú đã trải qua nhiều bước thăng trầm, khi códịch bệnh trên tôm sú, tôm hùm, người nuôi chuyển sang nuôi cá mú, khi gặp đại dịch SARD, nghềnày lại lao đao. Hiện nay, cả nước có khoảng 6800 lồng nuôi cá biển (Bộ Thủy Sản, 2003), trong đóđến 80% là lồng nuôi cá mú (Quảng, B.H; Thọ, T.V; Điệp, N.V; trao đổi riêng) và khoảng 500 ha aođìa nuôi cá mú với sản lượng ước tính khoảng 3000 tấn, trong đó nuôi lồng chiếm 2/3 sản lượng. Cácđối tượng nuôi bao gồm cá Mú Chấm Đen Epinephelus malabaricus, cá Mú Sông E. coioides, cá MúChấm Đỏ E. akaara, cá Mú Sỏi E. bleekeri, cá Mú Sáu Vạch sexfasciatus, cá Mú Chấm Tổ Ong E.merra, cá Mú Mỡ E. tauvina, ngoài ra còn có cá Mú Đỏ Cephalopholis miniata và cá Mú Chấm XanhPlectropomus leopardus thường được lưu tạm để xuất khẩu. Gần đây cá Mú Hoa Nâu, còn gọi là cáMú Cọp E. fuscoguttatus đã được nuôi tại các tỉnh phía Nam. Các lồng và đìa nuôi cá mú tạo rakhoảng 3000 tấn sản phẩm, có giá bán tại trang trại khoảng trên 300 tỷ đồng (trên 20 triệu Đô-la Mỹ)trong năm 2003. Nghề nuôi cá mú có tiềm năng lớn để phát triển ở nước ta. Trong tương lai khi Việt Nam chủđộng trong việc cung cấp con giống cá mú nhân tạo thì nghề nuôi cá mú càng có cơ hội để phát triểnhơn nữa.2 Các hệ thống nuôi cá mú2.1 Vùng nuôi và đối tượng nuôi Vùng nuôi và đối tượng nuôi cụ thể cho từng vùng được tóm tắt trong bảng 1 dưới đây. VũngTàu, Phú Yên và Khánh Hòa ở phía Nam và Quảng Ninh, Hải Phòng ở phía Bắc là những vùng nuôicá mú chính của nước ta. Theo Nguyễn Tác An và cộng sự (1994), có khoảng 30 loài cá mú đượcbáo cáo là phân bố tại các vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy có 11giống và 48 loài thuộc họ cá mú Serranidae ở Việt Nam (Tuan, 1998). Các loài cá mú được nuôi hiệnnay bao gồm cá Mú Chấm Đen Epinephelus malabaricus, cá Mú Sông E. coioides, cá Mú Chấm ĐỏE. akaara, cá Mú Sỏi E. bleekeri, cá Mú Sáu Vạch sexfasciatus, cá Mú Chấm Tổ Ong E. merra, cá MúMỡ E. tauvina, ngoài ra còn có cá Mú Đỏ Cephalopholis miniata và cá Mú Chấm Xanh Plectropomusleopardus thường được lưu tạm để xuất khẩu. Gần đây cá Mú Hoa Nâu, còn gọi là cá Mú Cọp E.fuscoguttatus đã được nuôi tại các tỉnh phía Nam. (Tuan, 1998; Tuan, 2000; Phượng, NT, trao đổiriêng). 1 Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số đặc biệt/2004, Trường ĐH Thủy sản, Trang 174-179 2 Bảng 1. Các loài cá mú thường được nuôi ở Việt Nam Tên khoa Tên tiếng Phân bố Vùng sinh thái Khai thác Sản xuất Vùng nuôi học Anh giống tự giống thương nhiên nhân tạo phẩm Hong Kong Vịnh Bắc Bộ, biển Biển, sống đáy, phổ biến Quảng Ninh, Hải Hoằng Ký Quảng Ninh, HảiEpinephelus grouper, Red Nam Trung Bộ vùng có đá Phòng, Phú Phòng, Phúakaara spotted Yên, Khánh Hòa Yên, Khánh Hòa grouper, Red grouper Malabar Vịnh Bắc Bộ, biển Biển và nước lợ. Rạn, san Quảng Ninh, Hải Hoằng Ký Quảng Ninh, HảiE. grouper, Nam Trung Bộ hô, đá; đáy bùn, cát; Bãi Phòng, Phú Phòng, Phúmalabaricus Estuarine triều, cửa sông, rừng đước; Yên, Khánh Hòa Yên, Khánh Hòa ...

Tài liệu được xem nhiều: