Danh mục

Báo cáo khoa học VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG - MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NỔI BẬT TRONG NĂM 2006

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.49 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công tác nghiên cứu khoa học được Viện KHCN Xây dựng xác định là nhiệm vụ hàng đầu, tập trung trên các lĩnh vực: đảm bảo hiệu quả, chất lượng sản phẩm công trình xây dựng; đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phục vụ công tác quản lý Nhà nước của ngành Xây dựng. Sản phẩm của các đề tài nghiên cứu của Viện là các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật hoặc quy trình công nghệ áp dụng vào thực tế. Dưới đây là tóm lược...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học " VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG - MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NỔI BẬT TRONG NĂM 2006 " VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG - MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NỔI BẬT TRONG NĂM 2006PGS. TS. CAO DUY TIẾNTS. VŨ THỊ NGỌC VÂNViện KHCN Xây dựng Công tác nghiên cứu khoa học được Viện KHCN Xây dựng xác định là nhiệm vụ hàng đầu, tậptrung trên các lĩnh vực: đảm bảo hiệu quả, chất lượng sản phẩm công trình xây dựng; đồng bộ hệthống tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phục vụ công tác quản lýNhà nước của ngành Xây dựng. Sản phẩm của các đề tài nghiên cứu của Viện là các tiêu chuẩn,hướng dẫn kỹ thuật hoặc quy trình công nghệ áp dụng vào thực tế. Dưới đây là tóm lược một số kếtquả nghiên cứu nổi bật mà Viện KHCN Xây dựng đã đạt được trong năm 2006.1. Các đề tài nghiên cứu - Nghiên cứu độ bền lâu và từ biến của đất yếu: Trên cơ sở các phân tích, đánh giá và thí nghiệmcụ thể, đề tài đã đề xuất 2 Quy trình thí nghiệm phù hợp với điều kiện thiết bị và đất yếu của Việt Nam, đólà: Quy trình thí nghiệm và tính toán dự báo độ lún công trình có kể đến độ lún cố kết từ biến và Quytrình thí nghiệm trong phòng xác định độ bền lâu của đất. Các quy trình thí nghiệm này cho phép bổ sungcác thông số kỹ thuật cần thiết nhằm hạn chế ảnh hưởng từ biến của đất tới tới tình trạng lún, sụt, trượt ởcác công trình xây dựng; - Nghiên cứu sự làm việc của dầm bê tông ứng lực trước (ƯLT) căng sau không bám dínhchịu uốn trong điều kiện Việt Nam: Kết cấu ƯLT căng sau không bám dính đã được sử dụngtương đối phổ biến. Đề tài đã nghiên cứu hoàn thiện phương pháp thiết kế và công nghệ thi công kếtcấu này phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích lý thuyết và nghiên cứu thựcnghiệm, đề tài đã biên soạn Chỉ dẫn thiết kế dầm bê tông ƯLT căng sau không bám dính và phầnmềm chuyên dụng phục vụ thiết kế dầm có sử dụng công nghệ này; - Đánh giá, dự báo trạng thái địa kỹ thuật môi trường đô thị và kiến nghị các giải phápphòng ngừa tai biến, ô nhiễm môi trường địa chất một số khu đô thị Hà Nội: Đề tài đã xâydựng phương pháp nghiên cứu, đánh giá dự báo trạng thái địa kỹ thuật môi trường (ĐKTMT);kiến nghị một số giải pháp ngăn ngừa ô nhi ễm môi trường địa chất khu chôn lấp chất thải đô thịvà phòng tránh hư hại nền móng công trình do khai thác nước ngầm tập trung. Các giải pháp nàykhông chỉ áp dụng cho đô thị Hà Nội mà còn có thể tham khảo áp dụng cho các đô thị khác trêntoàn quốc. Kết quả đề tài phục vụ cho công tác quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, bảo vệmôi trường địa kỹ thuật. Ngoài ra, đề tài còn chỉ ra một số vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứunhư: lún mặt đất do các nguyên nhân, ảnh hưởng của ma sát âm đối với móng công trình, vấn đềô nhi ễm môi trường và ăn mòn đi ện hoá kết cấu dưới đất do dòng điện rò rỉ; - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đo đạc GPS và máy toàn đạc điện tử để quan trắc vàđánh giá dịch chuyển ngang của các công trình: Với công nghệ đo đạc GPS và các máy toàn đạcđiện tử, chất lượng công tác quan trắc chuyển dịch ngang của công trình đã được hoàn thiện một cáchđáng kể. Để đạt được hiệu quả cao hơn, đề tài đã đề xuất quy trình ứng dụng đồng thời cả hai loạicông nghệ trên để cùng đo một công trình. Nhược điểm của phương pháp này khi đó sẽ hạn chế bằngphương pháp kiểm tra kia, nhờ vậy đã nâng cao một cách đáng kể độ chính xác của số liệu quan trắc. - Nghiên cứu xây dựng phần mềm chuyên dụng: Trắc địa công trình TĐCT ver 1.0: Đề tài đãxây dựng phiên bản đầu tiên của phần mềm trắc địa Ver 1.0 để giải quyết 4 bài toán thông dụng trongtrắc địa công trình, đó là: Bình sai lưới trắc địa; ước tính độ chính xác của lưới trắc địa; tính chuyểnđộng tọa độ; xử lý số liệu quan trắc độ lún với 13 modul liên kết. Sản phẩm phần mềm này có hướngdẫn đi kèm, dễ sử dụng, tương thích với hệ điều hành từ Windows95 trở lên và đã được áp dụng tốttại một số đơn vị trong Ngành. - Nghiên cứu giải pháp vật liệu, kết cấu và công nghệ xây dựng công trình nhà máy điệnnguyên tử ở Việt Nam: Để phục vụ cho việc xây dựng phần công trình nhà máy điện nguyên tử(NMĐNT) đầu tiên ở Việt Nam, Viện KHCN Xây dựng đã phối hợp với nhiều đơn vị trong và ngoàinước thực hiện đề tài có tên trên và đã đạt được một số kết quả chính là: Phân tích công nghệ lò hạtnhân làm cơ sở cho việc lựa chọn nhà máy điện nguyên tử, an toàn môi trường và quy hoạch trongxây dựng NMĐNT, kết cấu công trình NMĐNT, vật liệu phục vụ xây dựng NMĐNT, công nghệ thicông NMĐNT tại Việt Nam. Danh mục tiêu chuẩn phục vụ xây dựng NMĐNT đã được nghiên cứu,lựa chọn và đề xuất nhằm chuẩn bị năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn côngtrình và môi trường khi Việt Nam chính thức xây dựng NMĐNT; - Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng chất làm sạch gỉ và bảo quản thép xây dựng: Đề tài đãnghiên cứu vấn đề gỉ thép trong xây dựng và các biện pháp làm sạch gỉ thép bằng cơ học, hóa họcvà điện hóa; Nghiên cứu công nghệ chế tạo chất biến đổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: