Danh mục

Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh

Số trang: 24      Loại file: ppt      Dung lượng: 329.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với kết cấu nội dung gồm 8 chương, báo cáo khóa luận tốt nghiệp 'Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh' giới thiệu đến các bạn những nội dung về Những quy định chung về giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

 


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh TÊN ĐỀ TÀI 'Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP -AN'. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Có một thực tế hết sức khó khăn đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả trong công tác giáo dục quốc phòng nói chung và bộ môn GDQP - AN ở các trường học nói riêng, đó là việc dạy và học còn nhiều trì trệ, kém hiệu quả; học sinh, sinh viên chưa ý thức được vai trò quan trọng và thiết thực của bộ môn nên học tập qua loa, chưa đạt hiệu quả tích cực, thậm chí không có hứng thú yêu thích đối với môn học này. Song song đó việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như việc đào tạo cán bộ giảng dạy đúng chuyên môn nghiệp vụ và thật sự có tâm huyết với công tác GDQP - AN còn chưa được đầu tư đúng mức. Mặc dù nhiều năm trở lại đây các cấp chính quyền nhà nước cũng như Bộ GD & ĐT đã có nhiều cải cách tiến bộ, sâu rộng hơn cho công tác GDQP - AN nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì thế tôi luôn cảm thấy trăn trở khi giảng dạy bộ môn này, với tâm huyết của bản thân và những gì đã tích lũy được qua quá trình học tập chuyên môn nghiệp vụ tôi đã quyết định lựa chọn một đề tài nghiên cứu mà theo tôi sẽ rất có ý nghĩa cho việc dạy và học bộ môn GDQP - AN: 'Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP -AN'. Với mong muốn đóng góp một phần nào đó những kinh nghiệm của mình cho sự phát triển chung của việc dạy và học QP - AN, đề tài hi vọng được quý thầy cô đón nhận và đóng góp ý kiến để ngày một thêm hoàn thiện, để bộ môn GDQP - AN thật sự trở thành nền tảng cho thế hệ trẻ trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài: Có thể khẳng định 'Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP -AN' là một trong số những đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Việc nghiên cứu đề tài này là nhằm mục đích tìm hiểu về thực trạng công tác dạy và học GDQP trong trường CĐ Cần Thơ, đánh giá nguyên nhân và những kết quả đã đạt được từ đó rút ra những nội dung trọng tâm cần phải thực hiện trong việc nâng cao chất lượng công tác GDQP-AN, đề ra một số giải pháp thiết thực giúp cho HSSV học tập tốt và ngày càng yêu thích bộ môn nhiều hơn. Đồng thời đề xuất những giải pháp khả thi để thực hiện tốt những nội dung công tác GDQP-AN tại trường, biện pháp nâng cao hiệu quả và hứng thú học tập môn học GDQP – AN, xây dựng một thái độ học tập tích cực hơn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện nhiệm vụ GDQP – AN, công tác giảng dạy, học tập môn GDQP – AN tại trường CĐ Cần thơ. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu về những nội dung liên quan đến công tác GDQP – AN, cụ thể như: Hoạt động giảng dạy, học tập môn GDQP – AN ở trường. Hiệu quả học tập, thái độ, tinh thần học tập của HSSV trường CĐCT. 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này mang tính lý luận cũng như thực tiễn cao, vì vậy trong quá trình thực hiện nghiên cứu; đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học. Trước hết là các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như: phân tích, tổng hợp, phân loại, đánh giá, hệ thống Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu lí thuyết là sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm, thực nghiệm … 6. Đóng góp của đề tài: Với việc hoàn thành công tác nghiên cứu đề tài này, thiết nghĩ sẽ đóng góp được một số giải pháp nâng cao chất lượng và hứng thú học tập môn học GDQP – AN, chất lượng công tác GDQP – AN, mà cụ thể là nâng cao chất lượng dạy học cũng như nhận thức của HS, SV đối với môn học GDQP - AN tại trường CĐ Cần thơ nói riêng và nâng cao hiệu quả môn học cho các cơ sở đào tạo khác. 7. Cấu trúc của đề tài: Đề tài gồm có: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG: Gồm có 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng học tập môn GDQP – AN của HS, SV tại trường CĐ Cần Thơ. Chương 3: Một số giải pháp giúp HSSV học tập tốt và yêu thích môn học GDQP - AN ở trường CĐ Cần Thơ PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những quy định cơ bản của luật GDQP – AN: 1.1.1. Bố cục Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh: Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm 8 chương, 47 điều. 1.1.2. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng • Chương I. Những quy định chung; Chương này gồm 9 điều (từ Điều 1 đến Điều 9). • Chương II. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường; Chương này gồm 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13). • Chương III. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 04 điều (từ Điều 14 đến Điều 18). • Chương IV. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân; Chương này gồm 04 điều (từ Điều 19 đến Điều 22). • Chương V. Giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng an ninh; Chương này gồm 06 điều (từ Điều 23 đến Điều 28). • Chương VI. Kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 03 điều (từ Điều 29 đến Điều 31). • Chương VII. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 14 điều (từ Điều 32 đến Điều 45). • Chương VIII. Điều khoản thi hành; Chương này gồm 02 điều (Điều 46 và Điều 47). 1.2. Chương trình môn học GDQP – AN: 1.2.1. Đặc điểm môn học “Giáo dục cho công dân về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: