Báo cáo: Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tếNGHIÊN CỨU CHỌN CÁC DÒNG KEO VÀ BẠCH ĐÀN CHỐNG CHỊU BỆNH CÓ NĂNG SUẤT CAOPHỤC VỤ TRỒNG RỪNG KINH TẾ Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. MỞ ĐẦU Khoa học về chọn giống cây rừng bao gồm các khâu nghiên cứu đồng bộ từ khảo nghiệm loài và xuấtxứ, chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính đến xây dựng các rừng giống vàvườn giống. Nghiên cứu nhân giống nhằm cung cấp giống đã được cải thiện (hạt, cây con, cây hom, câymô) cho sản xuất. Đề tài Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo đã được Bộ Nông nghiệp &PTNTcho triển khai giai đoạn 2001-2005 là một khởi đầu tốt. Đề tài Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đànchống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế, giai đoạn 2006-2010 là bước đi tiếp theo, kếthừa các khảo nghiệm đã có và công nhận thêm nhiều giống mới. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đánh giá và phân cấp bệnh hại Để xác định các giống chịu bệnh, tiến hành phân cấp bệnh hại cho tất cả các cây của từng dòng/gia đìnhtrên các khu khảo nghiệm. Việc phân cấp bệnh hại được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn HoàngNghĩa v à Ken Old, 1997. Phân cấp bị bệnh đối cho bạch đàn với các tiêu chí như sau: Chỉ số bệnh Biểu hiện bên ngoài Lá không bị nhiễm bệnh và cành không bị chết do bệnh. 0 Tới 25% hệ lá bị bệnh v à tới 25% số cành bị chết do bệnh. 1 25-50% hệ lá bị bệnh và tới 50% số cành bị chết do bệnh. 2 50-75% hệ lá bị bệnh và tới 75% số cành bị chết do bệnh. 3 >75% hệ lá bị bệnh và >75% số cành bị chết do bệnh. 4 2.2. Tuyển chọn cây trội Chọn cây trội theo các phương pháp truyền thống đã được trình bày trong Quy phạm kỹ thuật xây dựngrừng giống v à vườn giống (QPN 15-93) và Quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN 16-93) của BộLâm nghiệp ban hành năm 1994 cũng như Tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp do Bộ NN và PTNTban hành năm 1998 và 2003 (04TCN-64-2003). Các cây trội bạch đàn đã được chọn theo nguyên tắc chungphổ biến, song v ì là giống chống chịu bệnh nên chúng đã được ưu tiên chọn trong các rừng trồng, rừngkhảo nghiệm tại vùng có bệnh gây hại để hy vọng chọn được các dòng chống chịu bệnh. Các cây vừachống chịu bệnh vừa sinh trưởng nhanh đã được chọn để nhân giống hom phục vụ khảo nghiệm dòng vôtính. 2.3. Khảo nghiệm dòng vô tính Xây dựng các khu khảo nghiệm giống theo các phương pháp của Burley and Wood (1976) cũng như củaW illiam and Matheson (1994). Khảo nghiệm dòng vô tính: các dòng vô tính được bố trí theo khối ngẫu nhiêntừ 6 - 8 lần lặp, mỗi lặp có từ 4 - 6 cây (theo thứ tự). Khảo nghiệm diện rộng: các dòng được trồng tập trungtheo đám từ 100 cây đến 200 cây, có thể có lặp hoặc không; cự ly trồng: 2,0 x 3,0m. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Chọn giống bạch đàn sinh trưởng nhanh và kháng bệnh Các cây trội có sinh trưởng tốt nhất và không bị bệnh trong các rừng trồng bị bệnh đã được tuyển chọn,nhân hom và đưa vào các khảo nghiệm dòng vô tính để chọn ra các dòng kháng bệnh tốt nhất đưa vàotrồng rừng. Sinh trưởng của một số dòng được chọn cùng với 2 dòng kém nhất (dòng 2 và 18) được thểhiện ở bảng 1. Với mật độ cuối cùng của rừng là 1000cây/ ha (mật độ ban đầu là 1650cây/ha) thì sản lượngsau 6,2 năm của 6 dòng đầu bảng đạt từ 139m3/ha (dòng SM36) đến 218,5m3/ha (dòng SM16), tức là tăngtrưởng bình quân về thể tích cây đứng đạt 22,4m3/ha/năm đến 35,2m3/ha/năm. Năm 2005, Bộ Nông nghiệp&PTNT đã công nhận hai dòng vô tính bạch đàn là SM16 và SM23 là giống tiến bộ kỹ thuật sinh trưởngnhanh và kháng bệnh cho vùng Đông Nam Bộ. Bảng 1. Các dòng được chọn theo sinh trưởng và kháng bệnh (74 tháng trồng ở Đồng Nai) V (m3/cây) V (m3/cây/năm) Chỉ số bệnh Dòng H (m) D (cm) SM16 19,85 16,74 0,21851 0,76 0,035435 SM23 19,10 16,47 0,20349 0,07 0,032999 SM7 18,36 15,98 0,18412 0,03 0,029857 SM3 18,28 15,55 0,17352 1,50 0,028139 SM28 17,77 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghiên cứu khoa học kỹ thuật lâm sinh khoa học lâm nghiệp công nghệ rừng kinh tế rừngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1554 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 497 0 0 -
57 trang 342 0 0
-
33 trang 333 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 273 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 269 0 0 -
29 trang 230 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 223 0 0 -
4 trang 217 0 0
-
Đồ án nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ cảm biến IoT vào mô hình thủy canh
30 trang 201 0 0 -
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
9 trang 200 0 0 -
61 trang 196 0 0
-
8 trang 194 0 0
-
112 trang 188 0 0
-
Tài liệu về phương pháp nghiên cứu khoa học
9 trang 177 0 0 -
54 trang 172 0 0
-
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình
95 trang 171 0 0 -
SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ
4 trang 168 0 0 -
Bài giảng Phương phương pháp nghiên cứu khoa học du lịch - PGS.TS. Trần Đức Thanh
131 trang 165 1 0