Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học CẦN PHẢI GIẢI PHÓNG NHẬN THỨC CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI NỘI DUNG GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.14 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau một quá trình đổi mới, cải cách phát triển trong khoảng ¼ thế kỷ, đất nước đã có bao đổi thay, thế giới cũng có bao thay đổi. Nhận thức của chúng ta về lịch sử cũng có nhiều điều được bổ sung, nhận thức lại. Nhìn lại các giáo trình đã viết, những nội dung đã giảng dạy thấy cần phải sửa chữa bổ sung thậm chí thấy cần phải viết lại cho chính xác, có chất lượng, có sức thuyết phục. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " CẦN PHẢI GIẢI PHÓNG NHẬN THỨC CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI NỘI DUNG GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI " CẦN PHẢI GIẢI PHÓNG NHẬN THỨC CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI NỘI DUNG GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI PGS Nguyễn Văn Hồng Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN Sau một quá trình đổi mới, cải cách phát triển trong khoảng ¼ thế kỷ, đấtnước đã có bao đổi thay, thế giới cũng có bao thay đổi. Nhận thức của chúng ta vềlịch sử cũng có nhiều điều được bổ sung, nhận thức lại. Nhìn lại các giáo trình đãviết, những nội dung đã giảng dạy thấy cần phải sửa chữa bổ sung thậm chí thấycần phải viết lại cho chính xác, có chất lượng, có sức thuyết phục. Công việc này thực không dễ dàng, số cán bộ công tác từ cuối năm 50, 60thế kỷ XX đến nay đã có tuổi, sức đọc viết đã không còn sung mãn; một lớp trẻhơn có tích lũy, số lượng còn ít, bận các công tác và cũng có nhiều việc của cuộcsống lôi cuốn nên còn chưa thể bắt tay tập trung cho công việc biên soạn một bộgiáo trình mới có thể đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy. I. TƯ DUY CHÚNG TA CHƯA ĐỔI MỚI TƯ TƯỞNG CHÚNG TACHƯA GIẢI PHÓNG a. Chúng ta cũng thừa nhận việc từ bỏ nhận thức, quan điểm cũ đã hằn vếttrong đầu óc của chúng ta đã từng hàng mấy chục năm giảng dạy thật không giảnđơn. Yếu tố tâm lý và cả nhận thức làm chúng ta e dè đổi mới, vì thực ra “đổi mớitư duy”, “đổi mới” nhận thức không phải dễ d àng. Đó là chưa nói đến ý thức luônluôn lạc hậu với tồn tại, là hiện tượng thường xảy ra trong lịch sử. b. Ngành lịch sử chúng ta thật gần gũi và chịu tác động mạnh mẽ của chínhtrị. Qua thời gian thực thi đổi mới phát triển chủ yếu là chúng ta thiên về kinh tế,khoa học kỹ thuật, và thành tựu của chúng ta cũng chủ yếu về phương diện này,còn về chính trị ta thận trọng với cách lý giải là “ổn định chính trị” để… pháttriển. Ngành lịch sử cả lịch sử Việt Nam và thế giới đều chưa bắt đầu “đổi mới”được bao nhiêu, ngành lịch sử thế giới càng hạn chế. Chúng ta lo ngại, thận trọngđến mức an phận “bảo thủ”, “bảo mạng” và cả nhát gan. c. Chúng ta vốn sống và làm việc trong một viện, trường học chịu sự ràngbuộc không tránh khỏi khuôn phép của kỷ luật, cả tự giác và không tự giác ngaycả nếp suy nghĩ cũng vậy Ngày nay đã đến lúc xã hội báo động đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cả nộidung lẫn phương pháp và cách phân bổ chương trình giảng dạy lịch sử. Các giáotrình cần được viết lại với quan điểm mới giải phóng tư tưởng khoa học hơn II. NHÌN LẠI MỘT SỐ NỘI DUNG LỊCH SỬ CHÚNG TA CẦN ĐỔIMỚI NHẬN THỨC II.1. Về phong trào dân tộc đấu tranh chống ngoại xâm, sự chọn lựa conđường đấu tranh phát triển của các dân tộc Trước hết đây là vấn đề đầu tiên chúng ta phải đối mặt, nhận thức lý giải thếnào cho có sức thuyết phục. Có những dân tộc ngay từ đầu đã tiến hành cuộc đấutranh kiên quyết chống lại sự xâm lược một cách dũng cảm lâu dài; ta ca ngợi đólà dân tộc mang truyền thống bất khuất. Thế nhưng có những dân tộc lại đi theocon đường ký hòa ước nhượng bộ, tìm một lối đi thoát hiểm khác. Và sau một thờigian học tập phương Tây phát triển kinh tế, họ đã giành lại chủ quyền, xóa đinhững hiệp ước bất bình đẳng. Có bao điều làm chúng ta băn khoăn, thậm chí làmchúng ta lúng túng trước những câu hỏi của sinh viên; đánh giá là khen các dân tộckhác thức thời, mềm dẻo khôn ngoan, biết lựa chọn đường đi, thì đánh giá thế nàovề gia tài bất khuất đấu tranh của các dân tộc như dân tộc Việt Nam đã chọn lựacon đường chiến đấu hy sinh lâu dài gian khổ? Lịch sử diễn ra với muôn vàn diện mạo phức tạp, nó tuân theo quy luật pháttriển trên những tiền đề điều kiện kinh tế chính trị văn hóa và cả tâm lý văn hóa,nhận thức cùng những đặc điểm riêng biệt. Có lẽ những người viết, giảng sửkhông được khiên cưỡng áp đặt cách nghĩ hay một khuôn kết luận có sẵn. Lịch sửvề phong trào đấu tranh dân tộc chống ngoại xâm và xuyên suốt thời kỳ đấu tranhgiải phóng giai đoạn sau còn tồn tại hàng loạt vấn đề đòi hỏi chúng ta phải viếtgiảng một cách sinh động lý giải một cách có sức thuyết phục hơn nữa. Chúng tađã quen với những kiến thức xưa được trang bị và vận hành suốt một thời kỳ dài! II. 2. Về sứ mạng lịch sử của chủ nghĩa thực dân đối với châu Á lạc hậu Đã từ lâu chúng ta không chịu nhận rõ còn có một vế khác nữa quan trọngtrong hệ luận của Marx ở tác phẩm “Những kết quả tương lai của sự thống trị củaAnh ở Ấn Độ”. Mác đã viết: “Người Anh sẽ phải hoàn thành hai sứ mệnh ở ẤnĐộ: sứ mệnh phá hoại và sứ mệnh xây dựng. Một mặt là phá hoại xã hội của châuÁ, và mặt khác là đặt cơ sở vật chất cho xã hội phương Tây ở châu Á” (1). Đó chính là tổng luận hai mặt nội dung chính của chủ nghĩa tư bản phươngTây đối với phương Đông.Trong toàn bộ gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: