Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học Đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhà trường và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.57 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,500 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ khi nước ta hội nhập sâu và toàn diện với thế giới, vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội được đặc biệt quan tâm. Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng chương trình hành động quốc gia về đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Các trường đại học đã tổ chức nhiều hội thảo về đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tại các cuộc gặp gỡ tiếp xúc giữa nhà trường và doanh nghiệp, vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội luôn được đặt ra và thảo luận sôi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học "Đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhà trường và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung"Đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhà trường và doanh nghiệp cần có tiếng nói chungTừ khi nước ta hội nhập sâu và toàn diện với thế giới, vấn đề đào tạo theo nhu cầuxã hội được đặc biệt quan tâm. Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựngchương trình hành động quốc gia về đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Các trườngđại học đã tổ chức nhiều hội thảo về đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tại các cuộc gặpgỡ tiếp xúc giữa nhà trường và doanh nghiệp, vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hộiluôn được đặt ra và thảo luận sôi nổi. Như thế nào là đào tạo theo nhu cầu xã hội,làm thế nào để các trường đại học nắm bắt được nhu cầu xã hội cần bao nhiêunhân lực cho từng ngành nghề để đào tạo không thừa, không thiếu; xã hội cần loạihình nhân lực như thế nào, chất lượng ra sao để bố trí nội dung 1. Thế nào là đào tạo theo nhu cầu xã hội Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, các trường đại học đã có chủtrương đào tạo cái xã hội cần chứ không đào tạo cái nhà trường có. Nhưng xãhội cần cái gì, cần bao nhiêu, thì Bộ GD&ĐT và các trường đều chưa nắm bắtđược. Ngay cách hiểu đào tạo theo nhu cầu xã hội cũng chưa thống nhất. Theochúng tôi hiện nay tồn tại ba cách hiểu: Thứ nhất, đào tạo đúng những ngành nghề mà xã hội có nhu cầu, không đàotạo thừa, lãng phí. Như vậy, các trường cần phải nắm bắt được nhu cầu của xãhội và căn cứ vào nhu cầu đó để xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho t ừngngành học. Thứ hai, có thể hiểu đào tạo theo nhu cầu xã hội là đào tạo sinh viên ra trườngđáp ứng được yêu cầu về năng lực của nhà tuyển dụng đưa ra. Tại bộ tiêu chuẩnđầu ra của các trường đại học phải có tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.Ví dụ tốt nghiệp cử nhân Tài chính - Ngân hàng phải đạt trình độ chuyên môn cỡnào, ngoại ngữ ra sao, tin học thế nào. Chúng ta hiểu là nhu cầu xã hội như mộtcỗ máy có nhiều bộ phận. Nhà trường phải sản xuất ra các bộ phận của cái máyđó, để lắp ráp vào máy sẽ chạy trơn tru. Thứ ba, đào tạo theo nhu cầu xã hội có nghĩa là các doanh nghiệp, các tổ chứckinh tế - xã hội đặt hàng cho nhà trường theo phươ ng thức ký kết hợp đồng. Gọichung là đào tạo theo địa chỉ. Trách nhiệm đào tạo không chỉ thuộc về nhàtrường mà cả doanh nghiệp nữa. 2. Sản phẩ m đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, do đâu? Gần đây rất nhiều nhà tuyển dụng cho rằng khi tiếp nhận sinh viên ra trườngcác doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Khoảng 70% kiến thức sinh viên đượchọc ở trường không sử dụng được. Mặt khác, xã hội có sự thừa thiếu cục bộ giữacác loại hình lao động. Vì thế nhiều sinh viên ra trường, tốt nghiệp loại khá, giỏivẫn không tìm được việc làm phù hợp. Trái lại có lĩnh vực do thiếu nhân lực chonên phải sử dụng những sinh viên chất lượng thấp. Có thể chỉ ra một số nguyênnhân chính dẫn đến thực trạng này: - Hàng năm Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường chưa căn cứ nhucầu xã hội hay căn cứ vào khả năng của từng trường? Lẽ ra Bộ phải nắm bắt nhucầu xã hội để xác định chỉ tiêu tuyển sinh, trong khi đó B ộ lại căn cứ vào nănglực giảng viên và cơ sở vật chất của trường. - Nhu cầu xã hội phong phú, đa d ạng, biến động thường xuyên, làm thế nàođể người học thích ứng được. Bộ đã có khẩu hiệu nói không với đào tạo khôngđạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội song thế nào là đạt chuẩn lại chưaxác định được. Cần phân biệt đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp lớn, kỹthuật hiện đại thì khác với đào tạo cho các doanh nghi ệp nhỏ, vừa. Cứ đào tạonhư hiện nay chẳng khác gì vác đại bác đi bắn chim sẻ. - Nhà trường chạy theo nhu cầu thị trường, đào tạo theo phong trào, thị hiếu,bị động chạy theo yêu cầu trước mắt mà không có kế hoạch lâu dài. Không chămlo xây dựng đội ngũ giảng viên để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạttrình độ quốc tế. - Chương trình đào tạo ở hầu hết các trường còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành,chưa gắn với thực tiễn cuộc sống. Chương trình của các trường rất nặng nề, dàntrải, ôm đồm. Cái gì sinh viên cũng biết nhưng không biết được cái gì sâu sắc cả.Ví dụ, nhà trường tốn nhiều công sức để dạy ngoại ngữ và tin học, song khi ratrường ít người sử dụng được ngoại ngữ, tin học thành thạo, phải học thêm mớilàm được. Đó là vì chỉ dạy theo chương trình tin học, ngoại ngữ đại cương,không dạy theo yêu cầu chuyên môn. Nhiều môn học không có nội dung khoahọc, hoặc nội dung đã lạc hậu. Sinh viên học lý thuyết mà không biết mình họcđể làm gì, sử dụng vào đâu. Vì nhà trường chưa khảo sát nhu cầu xã hội, thịtrường lao động, yêu cầu của doanh nghiệp trước khi xây dựng chương trình chongành học, môn học. - Giảng viên phần lớn thiếu kiến thức thực tế. Không ít giảng viên quanh nămlên lớp, không có thời gian để đi thực tế, hoặc có đi thì chỉ cưỡi ngựa xem hoa.Đi thực tế phải thực sự cùng ăn, cùng ở, cùng làm với doanh nghiệp, mà muốnthế phải có đủ tài chính. Đó là chưa kể cần phải thực tế nước n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: