Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài HÌNH THÁI SIÊU CẤU TRÚC CỦA THẬN CHUỘT ĐƯỢC BẢO QUẢN TRONG DUNG DỊCH VINA - COLLINS CHO MỤC ĐÍCH GHÉP

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.61 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ghép thận ngày nay đã trở thành một trong những phương pháp điều trị được chọn lọc đối với các bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn cuối (3,8). Tuy nhiên kết quả của một trường hợp ghép sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kỹ thuật ngoại khoa, tình trạng người cho người nhận... và trong đó cũng kể đến thời gian thiếu máu (TM) và rửa thận. Rửa thận là công việc được tiến hành ngay sau khi lấy thận ra khỏi cơ thể người cho nhằm loại trừ hết các thành phần máu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " HÌNH THÁI SIÊU CẤU TRÚC CỦA THẬN CHUỘT ĐƯỢC BẢO QUẢN TRONG DUNG DỊCH VINA - COLLINS CHO MỤC ĐÍCH GHÉP " HÌNH THÁI SIÊU CẤU TRÚC CỦA THẬN CHUỘT ĐƯỢC BẢO QUẢN TRONG DUNG DỊCH VINA - COLLINS CHO MỤC ĐÍCH GHÉP Lê Đình Khánh Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ghép thận ngày nay đã trở thành một trong những phương pháp điều trị được chọn lọc đối với các bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn cuối (3,8). Tuy nhiên kết quả của một trường hợp ghép sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kỹ thuật ngoại khoa, tình trạng người cho người nhận... và trong đó cũng kể đến thời gian thiếu máu (TM) và rửa thận. Rửa thận là công việc được tiến hành ngay sau khi lấy thận ra khỏi cơ thể người cho nhằm loại trừ hết các thành phần máu trong lòng mạch của thận ghép. Thời gian thiếu máu là thời gian rửa và bảo quản thận. TM được chia thành TM nóng (TMN) và TM lạnh (TML). Thời gian TML là thời gian rửa và bảo quản thận. TMN được chia thành thời gian TMN I là thời gian từ lúc bắt đầu cặp cuống thận đến lúc thận được rửa. Thời gian TMN II là thời gian tiến hành khâu nối các miệng nối mạch máu lúc ghép (2,3). Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tìm hiểu các biến đổi về hình thái siêu cấu trúc của thận chuẩn bị cho ghép khi được bảo quản trrong dung dịch Vina-collins do HVQY pha chế dưới tác động của tốc độ dịch rửa và thời gian TM. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng: 60 thận chuột cống trắng trưởng thành, cân nặng 400 - 450mg. 1 2.2 Phương pháp nghiên cứu: Thận được rửa bằng dụng dịch Vina-Collins lạnh 4-60C do Học viện Quân Y pha chế sau đó tách ra khỏi cơ thể cho và bảo quản bằng phương pháp hạ nhiệt đơn thuần cùng với dung dịch Vina-collins. Các thận được chia thành cac nhóm: Nhóm O: Gồm các thận không chịu thời gian TML do bảo qủan mà chỉ chịu thời gian TML rất ngắn do rửa. Nhóm I: Gồm các thận chịu thời gian TML 6h Nhóm II: Gồm các thận chịu thời gian TML 12h Nhóm III: Gồm các thận chịu thời gianTML 6h, Thời gian TMI 15 phút Nhóm IV: Gồm các thận chịu thời gian TML 6h, thời gian TMNII 30 phút Nhóm V: gồm các thận chịu thời gian TML 6h, tốc độ dịch rửa 50ml/phút. Các nhóm đều được rửa với tốc độ dung dịch rửa 10ml/phút, trừ nhóm V, 4 nhóm 0, I, II và IV đều có thời gian TMNI bằng 0, cả 6 nhóm đều có thời gian TMII bằng 30 phút. Các mẫu thận được cố định trong dung dịch Glutaraldehyt. Trong đệm cocadylat ở 40C cố định tiếp bằng dung dịch Osmic theo Palade. Vùi vật phẩm trong hỗn hợp đúc dành cho kính hiển vi điện tử. Cắt lát cắt bằng máy cắt siêu mỏng LKB, nhuộm tiêu bản bằng axet uranyl và xitrat chì. Đọc kết quả dưới kính hiển vi điện tử truyền qua JEM T8. 2 III. KẾT QUẢ Kết quả ghi đọc kính hiển vi điện tử được ghi nhận như sau: + Nhóm 0: Ở nhóm này, chúng tôi ghi nhận cấu trúc thận bình thường. Ống lượn gần cũng như ống lượn xa không bị biến đổi. Tế bào ống lượn cao đều đặn, không có thay đổi cấu trúc của bào tương và nhân. Các ty thể có hình dáng bình thường, có thể nhìn thấy được cấu trúc bên trong, tuy nhiên ở một vài tế bào ống lượn, chúng tôi phát hiện có hiện tượng thoái hóa của một số ty thể. Bờ bàn chải hay các vị nhung mao của tế bào ống lượn đều đặn và dày, các vi nhung mao dài, vươn vào lòng ống, không có hiện tượng dứt quãng. Cầu thận có cấu trúc bình thường, các tế bào có chân đều đặn, màng đáy không dày, không dứt quãng. Hình 1:Siêu cấu trúc của tế bào ống thận chịu TML 6 giờ (x 6000 lần) 1:Bờ bàn chải thưa, 2:Ty thể thoái hóa 3 + Nhóm I: Cấu trúc bắt đầu có thay có thể quan sát được (hình 1). Bờ bàn chải của tế bào ống luợn bắt đầu bị hủy, một số vùng không còn tính liên tục, số lượng các vị nhung mao ít hơn nhóm 0. Lòng ống lượn xuất hiện một số tế bào bong vào. Trong bào tương của tế bào ống lượn gần xuất hiện các hốc và các hạt thoái hóa, nhưng chưa thấy bị biến đổi, một số ty thể đậm đặc (mũi tên), ống lượn xa ít thấy thay đổi, cầu thận vẫn còn cấu trúc bình thường, các tế bào có nhân và màng dày không có gì khác biệt so với nhóm 0. Tổ chức kẽ giữa các ống lượn bắt đầu có hiện tượng giãn ra, mô liên kết không còn dày như ở nhóm 0 Hình 2:Siêu cấu trúc ống thận chịu TML 12 giờ ( x 6000 lần); 1:Khoảng kẻ giãn, 2: thoái hóa hốc; + Nhóm II: Cấu trúc thận thay đổi một cách rõ ràng (hình 2). Bờ bàn chải của tế bào ống lượn gần ở một số vùng mất hẳn. Trong lòng ống có nhiều mảnh 4 vỡ tế bào bong vào. Sự thay đổi trong bào tương của tế bào ống lượn là rõ nét nhất. Nhiều hốc xuất hiện, trong đó có những hốc lớn chiếm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: