Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài VỀ MỘT BỘ PHẬN VĂN HỌC CÒN ÍT ĐƯỢC CHÚ Ý

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.53 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên thế giới, trung bình mỗi ngày có hàng trăm tác phẩm văn học bằng nhiều thứ tiếng được in ra. Liệu có ai hiểu hết bấy nhiêu ngôn ngữ để luôn đọc nguồn sách nguyên tác? Vì lẽ đó, việc dịch văn trở nên cần thiết và văn học dịch - bộ phận văn học được hình thành từ những tác phẩm ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nối những nhịp cầu thẩm mỹ - hữu nghị giữa các dân tộc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " VỀ MỘT BỘ PHẬN VĂN HỌC CÒN ÍT ĐƯỢC CHÚ Ý "TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 12, 2002 VỀ MỘT BỘ PHẬN VĂN HỌC CÒN ÍT ĐƯỢC CHÚ Ý Nguyễn Đình Vĩnh Trường Hermann Gmeiner, Đà Nẵng Trên thế giới, trung bình mỗi ngày có hàng trăm tác phẩm văn học bằngnhiều thứ tiếng được in ra. Liệu có ai hiểu hết bấy nhiêu ngôn ngữ để luôn đọcnguồn sách nguyên tác? Vì lẽ đó, việc dịch văn trở nên cần thiết và văn học dịch- bộ phận văn học được hình thành từ những tác phẩm ngày càng có vai trò quantrọng trong việc nối những nhịp cầu thẩm mỹ - hữu nghị giữa các dân tộc. 1. Theo Lại Nguyên Ân, việc dịch thuật (mọi ngành nói chung và văn họcnói riêng) xuất hiện khi một dân tộc có ý niệm về kẻ khác. Cụ thể hơn, nghĩa lànhững gì mà nguồn sách dịch mang lại phải đáp ứng yêu cầu tìm hiểu cái mới,cái độc đáo từ bên ngoài. 65 Dựa trên những cứ liệu còn để lại thì chúng ta có thể khẳng định rằng ViệtNam là một trong những nước có truyền thống dịch thuật tương đối lâu đời. Việcdịch thuật được mở đầu bằng hình thức dịch nói, sau đó là dịch viết với sựchuyển ngữ từ tiếng Phạn, tiếng Pa - li sang tiếng Hán, từ tiếng Hán sang Nôm vàđến thời hiện đại là từ nhiều ngôn ngữ nước ngoài khác sang quốc ngữ. Theo chúng tôi, bộ phận văn học dịch quốc ngữ bắt đầu hình thành từnhững năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và nó liên tục phát triển trong hơn100 năm qua. Ở quãng thời gian nửa đầu thế kỷ XX, trong mối quan hệ cưỡng bức vớiPháp, chúng ta cũng đã tranh thủ dịch những tác phẩm hay của văn học Pháp vàqua nguồn sách tiếng Pháp cũng chuyển dịch rất nhiều những văn phẩm của cácnước khác: Anh - Nga - Mỹ... Giao lưu với Trung Quốc trong chặng đường nàycó giảm nhưng vẫn còn khá chặt chẽ. Nhiều tác phẩm cổ điển và hiện đại củanước này cũng được dịch kịp thời đáp ứng sự mong đợi của công chúng. Từ 1945 đến 1975, do tình hình lịch sử - chính trị, nước ta bị phân tuyếnthành hai miền Nam, Bắc, vì vậy nguồn sách nước ngoài được dịch ở mỗi miềntrong thời kỳ này là rất khác nhau. Ở miền Bắc, do điều kiện khá khe khắt của lịch sử cộng với cái nhìn nặngvề tính Đảng, luồng sách dịch lúc này gần như tuân thủ triệt để theo nguyên tắc:Giới thiệu văn nghệ ngoại quốc và trong nước - phiên dịch, giới thiệu những tàiliệu lý luận, những tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa, kháng chiến của cácnước dân chủ mới, đặc biệt là của Liên Xô và Trung Hoa . [1]. 66 Ở miền Nam, nguồn sách để dịch chủ yếu có gốc gác từ phương Tây. Vănhọc Anh - Pháp, đặc biệt là văn học Mỹ hiện đại với nhiều khuynh hướng khácnhau đã nhanh chóng được du nhập. Tất nhiên chuyện chuyển dịch ào ạt cũng đãđể cho nhiều tác phẩm kém giá trị du nhập vào. Từ 1975 đến nay, trong bối cảnh đất nước được hòa bình, thống nhất, giaolưu quốc tế được mở rộng, văn học dịch cũng được dịp phát triển. Tuy nhiên cácthế hệ người dịch ở ta nối tiếp nhau còn phải làm nhiều mới có thể giới thiệuđược tương đối đầy đủ di sản văn học khổng lồ của nhân loại đã có và kịp thờigiới thiệu những tinh hoa đang nảy nở mỗi ngày một nhiều ở biết bao nền vănhọc đang phát triển của các dân tộc anh em trên thế giới .[2] 2. Xác định toàn bộ những đóng góp của văn học dịch là một việc khó. Cómột nhận xét rằng văn học dịch giúp cho văn học dân tộc nhận ra chính mình vàđến lượt nó nền văn học được dịch cũng hiểu rõ mình hơn trong tư thế mới trướcmột nền văn hóa khác. Ở nước ta, hơn 100 năm qua việc dịch văn học và vănhọc dịch về cơ bản đã góp phần: Giúp nhà văn ý thức lại chính mình và nền văn học của dân tộc mình. Cụthể là tầm nhìn được mở rộng, ngòi bút được dịp thử thách, tôi luyện. Nhiều môhình thể loại mới của văn học phương Tây, văn học hiện đại thế giới như kịch,phê bình văn học ... cũng được các nhà văn học tập và vận dụng vào sáng tác. Với bạn đọc, văn học dịch đã giới thiệu những thành tựu văn hóa - văn họccủa nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, giúp thỏa mãn thị hiếu khá đa dạng củacông chúng, phá vỡ cái nhìn mang tính khu vực. 67 Trong tiến trình chung, những tác phẩm văn học dịch đã giúp cho văn họcdân tộc nắm bắt và hòa nhập nhanh vào dòng chảy chung của văn học thế giới. 3. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn học dịch được đẩy mạnh.Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, cho đến nay đã có hàng trăm công trình lớnnhỏ nghiên cứu về việc dịch văn học và văn học dịch ở Việt Nam trong thế kỷXX. Tuy vậy, thành tựu đạt được vẫn chưa nhiều. Giới nghiên cứu còn phải nỗlực hơn nữa mới mong hướng đến một sự nắm bắt tổng thể, đầy đủ về một bộphận mà như Puskin đã có lần nói là: Khó nhất của hoạt động sáng tạo văn họcnày. Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng tâm sự: Chúng tôi nghĩ sẽ là lý thú và b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: