Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học Điều kiện lịch sử và đặc điểm của đạo đức Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.64 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cho đến khi từ biệt thế giới này, Bác Hồ còn để lại cho hậu thế một di sản tinh thần mang giá trị văn hoá phổ biến toàn nhân loại: Đó là đạo đức làm người gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. Để quán triệt đạo đức làm người của Bác, cần phải chú ý tới điều kiện lịch sử đã dẫn tới sự ra đời của loại hình đạo đức đó. Ở lĩnh vực này, không chỉ nghĩ tới một nguồn nào đó trong kho tàng đạo đức và triết học Đông - Tây. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Điều kiện lịch sử và đặc điểm của đạo đức Hồ Chí Minh"Điều kiện lịch sử và đặc điểm của đạo đức Hồ Chí MinhCho đến khi từ biệt thế giới này, Bác Hồ còn để lại cho hậu thế một di sản tinhthần mang giá trị văn hoá phổ biến toàn nhân loại: Đó là đạo đức làm người gắnliền với chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. Để quán triệt đạo đức làm người của Bác, cần phải chú ý tới điều kiện lịch sửđã dẫn tới sự ra đời của loại hình đạo đức đó. Ở lĩnh vực này, không chỉ nghĩ tớimột nguồn nào đó trong kho tàng đạo đức và triết học Đông - Tây. Bởi vì đạo đứcHồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc Việt Nam nhưng đồng thời cũng là sảnphẩm của nhân loại trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội,cũng tức là thời kỳ quá độ từ kỷ nguyên mà nói theo Dante - nhà thơ vĩ đại thờiPhục Hưng là trong đó “một số người trị vì còn những người khác thì đau khổ”sang kỷ nguyên mà Mác và Ăng-Ghen đã khẳng định trong Tuyên ngôn cộng sản:“Trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự docủa mọi người”. Ra đời trong điều kiện lịch sử như thế cho nên: Xét từ phươngdiện dân tộc, đạo đức Hồ Chí Minh là sự thể hiện của quyết tâm hi sinh tất cả để“giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại” và “thà hi sinh tất cảchứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(2); Xét từphương diện nhân loại, đạo đức Hồ Chí Minh tiêu biểu cho ý chí lớn lao của nhânloại trong quá trình vươn tới tự do, “tất cả mọi người đều được phát triển hết khảnăng của mình”(3). Nhưng mặt khác - và đây chính là vấn đề quan trọng ta đang xét - đạo đức HồChí Minh vừa có tính lịch sử của một thời đại nhất định, vừa có tính phổ biến toànnhân loại. Ở đây, cần chú ý là ngôn ngữ triết học của Hồ Chí Minh khi nói về đạođức và thực hành đạo đức thường rất quen thuộc với tâm hồn và trí tuệ Việt Nam.Nhưng ngay trong lời nói rất mực bình dị của Người đã có cả một chiều sâu nhânvăn thăm thẳm xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai của các thế hệ trong quátrình xây dựng và hoàn thiện những giá trị văn hoá của con người trên hành tinhnày từ Đông sang Tây, từ xưa tới nay. Văn hoá là cái chất người thuần tuý nhất nhưng lại biểu hiện một cách tự nhiênnhất, giản dị nhất trong đời sống hàng ngày, từ đời sống đích thực của con người.Ở Hồ Chí Minh, nội dung đạo đức cũng là nội dung văn hoá của con người và đạođức đã trở thành một lối sống(4) văn hoá, hơn nữa là một nhu cầu văn hoá. Cho nên,mỗi việc làm của Người, mỗi hành vi của Người đều khiến ta cảm thấy thung dungvà bình dị như cuộc sống sinh ra, không thể nào khác được. Vấn đề này rất quan trọng và đó là nhu cầu nối giữa chất anh hùng và chất vănhoá trong toàn bộ sự nghiệp Hồ Chí Minh. Ở Hồ Chí Minh, tầm anh hùng đã đượcnâng lên tầm văn hoá đối với dân tộc và đối với loài người, đó là điều hiếm thấy ởnhững vĩ nhân anh hùng của dân tộc Việt Nam cũng như của các dân tộc khác. Trong quan niệm Hồ Chí Minh, anh hùng không phải là khác với đồng loại(thậm chí tách khỏi đồng loại) phải là sự thể hiện của đạo đức làm người. Anhhùng không phải là cứu cánh mà là phương tiện thực hiện đạo đức, hơn nữa làhoàn thiện đạo đức. Như thế, ở Hồ Chí Minh, chất anh hùng đã chuyển thành chấtvăn hoá, chất nhân bản của con người: Người anh hùng cũng là người văn hoá,hơn nữa là danh nhân văn hoá. Năm 1942-1943, giữa lúc hành tinh chúng ta đangsôi động vì thế chiến II, thì một con người đang thực hiện cả một phương án xoaychuyển lại lịch sử đã đánh bạn với trăng ở một nhà ngục Quảng Tây(5). Và rồi 6năm sau (1948), khi đã trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành người lãnh đạocủa cả một dân tộc đang kháng chiến, thì trăng lại càng thân quen với con ngườiấy, tới mức hé cả cửa sổ mà hỏi: “Nào thơ xong chưa nào? Thi thành vị?(6). Trongnhững tình tiết lịch sử ấy, đâu là chất anh hùng, đâu là chất văn hoá, chất nhânbản? Thật khó phân biệt. Thì ra ở Hồ Chí Minh, chất anh hùng, chất người và chất văn hoá là thống nhấttrong nội dung đạo đức cao cả “làm cho nước nào, dân nào cũng hạnh phúc”. Xưa nay, đạo đức và luân lý Đông - Tây đều quan tâm nhiều tới giá trị của conngười. Nhưng ai mà đo được giá trị của con người, lấy gì làm chuẩn mực cho giátrị của con người cũng như của văn hoá, của văn minh? Đối với những vấn đề ấy,M.Gooc-ki có đưa ra hai nhận xét có tính chất cảm thán: “Con người, hai tiếng ấyvang dội làm sao”; “cao sang thay cái chức vụ làm người trên trái đất”. Như thế,giá trị của con người tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành “chức vụ làm người”, nóicách khác, giá trị con người cũng là giá trị làm người. Đối với Hồ Chí Minh, “mọiviệc đều do con người làm ra cả”, từ đó đặt vấn đề đòi hỏi con người (trong đó cóchính bản thân) rất cao và niềm tin ở con người cũng rất lớn. Và giá trị con ngườitrước hết biểu hiện ở giá trị đạo đức, do đó đạo đức cũng chính là thước đo giá trịlàm người. Điểm xuất phát và đích cuối cùng của đạo đức Hồ Chí Minh, trước hếtlà đòi h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: