Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học Đôi điều về giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 157.02 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,500 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bước vào thế kỉ mới, đất nước ta đang trên đà hội nhập, nhiều cơ hội được mở ra và không ít thách thức gần kề. Một trong những thách thức đó là sự thay đổi các quan điểm về đạo đức vốn được xem là truyền thống, là chuẩn mực từ ngàn xưa của cha ông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Đôi điều về giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ " Đôi điều về giáo dục đạo đức cho tuổi trẻBước vào thế kỉ mới, đất nước ta đang trên đà hội nhập, nhiều cơ hội được mở ravà không ít thách thức gần kề. Một trong những thách thức đó là sự thay đổi cácquan điểm về đạo đức vốn được xem là truyền thống, là chuẩn mực từ ngàn xưacủa cha ông. 1. Bước vào thế kỉ mới, đất nước ta đang trên đà hội nhập, nhiều cơ hộiđược mở ra và không ít thách thức gần kề. Một trong những thách thức đó là sựthay đổi các quan điểm về đạo đức vốn được xem là truyền thống, là chuẩn mực từngàn xưa của cha ông. Nếu ngày xưa, người anh hùng Lý Tự Trọng từng nói: “Con đường củathanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không có con đường nào khác”.Và trên thực tế, trong chiến tranh cứu nước, đã có lớp lớp thanh niên “lên đường”với lí tưởng “tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tự do của đất nước”, họ đã không tiếcmáu xương để giữ gìn nền độc lập, thực hiện lý tưởng sống cao cả đó. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, cơ cấukinh tế, văn hóa thay đổi cũng đồng nghĩa với sự thay đổi về tư duy, lối sống vàgiá trị đạo đức... như chúng ta vẫn thường nói “mỗi cơ hội bao hàm cả thách thức”. Thế hệ trẻ ngày nay năng động, thông minh và ham học hỏi. Chắc chúng tacòn nhớ hai thắng lợi liên tiếp của đội tuyển Robocom Việt Nam, hay những tấmhuy chương vàng, huy chương bạc từ những cuộc thi Olimpic toán, lý, hóa, sinh...,những cuộc thi đấu thể thao hàng đầu ở các châu lục và trên thế giới. Những bạntrẻ vượt lên số phận, dùng đôi chân để viết nên cuộc đời khi không có đôi tay... Đólà những tấm gương của tuổi trẻ Việt Nam, những con người đã góp sức mình chođất nước, để tuổi trẻ trôi qua không hoài phí. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận thanh niên sống hững hờ, “được chănghay chớ”...; một số người bị cuốn theo cơn lốc của nền kinh tế thị trường, chạytheo những giá trị vật chất, hưởng thụ cuộc sống tiện nghi... Con người như một cỗmáy guồng chân chạy theo mưu cầu lợi ích cá nhân, chà đạp lên khuôn mẫu giá trịtinh thần cao đẹp của truyền thống cha anh... Thực tế xã hội Việt Nam đã đưa ra nhiều con số cảnh báo về xu hướng giatăng các hành vi “lệch chuẩn” của học sinh, sinh viên Việt Nam. Ngoài xã hội cónhiều thanh niên vi phạm pháp luật như: đua xe trái phép, bạo lực học đường, cờbạc, quay cóp... Theo thống kê năm 1986 có 3.607 trẻ ở độ tuổi vị thành niênphạm tội thì đến năm 1996, con số này là 11.726 em; trung bình cả nước là 4.746người/ năm trẻ vị thành niên phạm tội... Tại Hà Nội, năm 2006, trong 600 sinhviên thuộc 5 trường đại học có: 69,7% sinh viên được hỏi cho rằng sinh viên hiệnnay chưa có khát vọng lập thân, lập nghiệp vì tương lai; 21,8 % cho là sinh viên cóbiểu hiện mờ nhạt về hoài bão lý tưởng... Vậy nên đánh giá thế nào về các “cănbệnh”, nguyên nhân và giải pháp cụ thể cho sự thay đổi về lối sống, đạo đức củathanh niên hiện nay? 2. Các “căn bệnh” của giới trẻ hiện nay có thể khái quát như sau: 2.1. Tự do cá nhân thái quá: Tự do là một điều quý với con người, nhiều dân tộc đã đấu tranh khôngthương tiếc máu xương để dành được tự do... Nhưng hiện nay, một số thanh niênđang hiểu sai chữ “tự do” và lạm dụng điều này để làm những chuyện chưa đúngđắn như: thiếu kính trên, nhường dưới, không nghe lời mẹ cha, vi phạm luật lệ, ănmặc khác người... 2.2. Thích “hơn người”: Thích hơn người là một điều tự nhiên, nhất là tuổi trẻ, lứa tuổi muốn khẳngđịnh cái “tôi” lớn lao của mình. Nhưng vì thích “hơn người” mà một số người trẻtuổi khẳng định mình bằng bạo lực, bằng những hành vi phạm pháp... 2.3. Sống xa hoa, lãng phí và lười lao động: Ngày nay, một số thanh niên sống không phụ thuộc vào bố mẹ, có khả năngtự kiếm việc làm, trau dồi nghề nghiệp khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Tuynhiên cũng có một bộ phận thanh niên chạy theo đồng tiền, xem đó là mục đíchsống cuối cùng, bằng mọi cách để đạt được mục đích. Và khi có được những thứđó quá dễ dàng lại sống xa hoa, lãng phí, chạy đua cho bằng bạn bằng bè... 2.4. Sống gấp - sống “vội vàng”: Nhịp sống hiện đại đã tạo cho con người lối sống vội vàng. Vội vàng trongđi đứng, ăn uống, học tập, kiếm tiền...; sống thiếu thời gian. Song, họ lại không ýthức được những giá trị mà mình đang theo đuổi cũng đồng nghĩa với việc khôngý thức được những gì mình đang có - một cuộc sống thiếu chiều sâu. 2.5. Cuộc sống buông xuôi: Cuộc sống hiện đại nhiều lo toan đã lấy đi của con người sự thư thái, bìnhan hằng ngày, thay vào đó là những dằn vặt, chán chường, mệt mỏi... nhất là lứatuổi thanh thiếu niên, những người chưa tìm được hướng đi phù hợp cho mình.Khi đứng trước những khó khăn trong cuộc sống gia đình, học tập, nghề nghiệp,tình cảm... dẫn tới tâm trạng cô đơn, chán chường, sợ hãi về cuộc sống, muốnthoát khỏi thực tại, trốn tránh cuộc sống. 3. Nguyên nhân dẫn đến những “căn bệnh” đó của tuổi trẻ: 3.1. Sự buông lỏng trong việc quản lí, giáo dục con cái của gia đình: Gia đình đóng vai trò quan trọng trọng việc hình thành nhân cách của mỗicon người. Gia đình là môi trường đầu tiên mà đứa trẻ được học nhân cách làmngười. Một gia đình ổn định, các thế hệ chung sống hòa thuận, thương yêu và quantâm lẫn nhau thì đứa trẻ cũng nhận thức, học hỏi được tình cảm trìu mến đó... Hiện nay, khi cơn lốc của nền kinh tế thị trường tràn đến cuốn theo sự thayđổi của “tế bào xã hội” ấy, một số bậc làm cha, làm mẹ dành nhiều thời gian kiếmsống và các công việc xã hội khác mà bỏ bê việc chăm sóc gia đình, dạy bảo concái, phó mặc trách nhiệm đó cho ông bà, nhà trường và xã hội... Vậy, một đứa trẻlớn lên trong môi trường đó có dễ dàng nhận thức được giá trị của tình yêu, lòngkhoan dung... hay không? Như vậy, gia đình - nền tảng cơ bản, nơi lưu giữ các giá trị truyền thốngđang dần mất đi chức năng của mình, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: