Báo cáo nghiên cứu khoa học GÓP THÊM TÀI LIỆU VỀ VIỆC ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG VÀ VỀ GỐC TÍCH LÝ THƯỜNG KIỆT
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 348.38 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ở bên kia cầu Long Biên, tại thôn Bắc Biên xã Ngọc Thụy có ngôi chùa còn giữ được một quả chuông với bài ký khắc năm 1690 ghi lại việc cúng tiền đúc chuông và việc miễn trừ các sưu thuế cho dân làng Cơ Xá là tên cũ của xã Phúc Xá trong đó có thôn Bắc Biên hiện nay. Bài ký này không những có giá trị về mặt lịch sử địa phương mà còn cung cấp một số tài liệu đáng chú ý cho việc định đô Thăng Long năm 1010, và cho việc xác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " GÓP THÊM TÀI LIỆU VỀ VIỆC ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG VÀ VỀ GỐC TÍCH LÝ THƯỜNG KIỆT " GÓP THÊM TÀI LIỆU VỀ VIỆC ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG VÀ VỀ GỐC TÍCH LÝ THƯỜNG KIỆT Vũ Tuấn Sán Ở bên kia cầu Long Biên, tại thôn Bắc Biên xã Ngọc Thụy có ngôi chùacòn giữ được một quả chuông với bài ký khắc năm 1690 ghi lại việc cúng tiền đúcchuông và việc miễn trừ các sưu thuế cho dân làng Cơ Xá là tên cũ của xã PhúcXá trong đó có thôn Bắc Biên hiện nay. Bài ký này không những có giá trị về mặtlịch sử địa phương mà còn cung cấp một số tài liệu đáng chú ý cho việc định đôThăng Long năm 1010, và cho việc xác định gốc tích của Lý Thường Kiệt, bổ sungcho cuốn Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn (2 tập, Nhà Xuất bản Sông Nhị,1950) là một tác phẩm nghiên cứu khá công phu về vị danh nhân này. Sau đây tôi giới thiệu bài ký khắc ở chuông chùa thôn Bắc Biên, và phốihợp thêm với một số tài liệu văn tự khác, nhất là rút từ cuốn Tây Hồ chí, để cungcấp một số điều nhận xét về việc định đô ở Thăng Lon g dưới thời Lý Công Uẩn,cùng về một số điểm trong tiểu sử của Lý Thường Kiệt.I - VỀ BÀI KÝ KHẮC TRÊN QUẢ CHUÔNG Ở CHÙA BẮC BIÊN Quả chuông ở chùa Bắc Biên là một quả chuông lớn, cao 1,20m đườngkính ngoài là 0,65m. Khắp mặt chuông chia làm bốn cột đều nhau từ trên xuốngdưới, ở phía trên mỗi cột có khắc một chữ lớn, hình thành bốn chữ: “An Xá tựchung” (chuông chùa An Xá). Mỗi cột lại chia làm hai khoảng, khoảng trên vàkhoảng dưới, và thảy đều có khắc chữ, ghi rõ trường hợp đúc chuông và ghi tênnhững người cúng tiền, cũng chép lại một số lệnh chỉ thời Lê Trung hưng, cũ nhấtvào năm Vĩnh Tộ nguyên niên (1619) dưới thời Trịnh Tùng miễn cho dân làng CơXá mọi thứ sưu thuế. Tôi đã chọn dịch bài tự sau đây, đầu đề là: “Sơ lập An Xá tự châu thổ sanchung tự” 初立安舍寺洲土刊鍾字 ở khoảng trên cột có chữ 舍 (xá), vì bài tự nàyngoài việc nói tới chuyện miễn trừ sưu thuế có nhắc đến Lý Thường Kiệt. Bài tự nguyên bản bằng chữ Hán, chúng tôi tạm dịch như sau: Bài tự sự khắc vào chuông và đất bãi của chùa An Xá mới thành lập [A. Về việc miễn thuế từ triều Lý đến đầu triều Lê][1]. Cần xét: cái gốc của chính sách bậc vương giả là lấy ruộng lộc điền[2] đểưu đãi người quân tử, dành đất ruộng chùa để thờ cúng nhà Phật. Trộm thấy: chùa An Xá là nơi danh lam cổ tích vốn xưa ở trong thànhThăng Long, thuộc về đất nội điện nhà vua, nên được vua chuẩn y cho dời ra bãiTrung Giang[3] tức là bãi Cơ Xá . Từ lúc lập kinh đô đến nay, kính được vua Lý Thái Tổ triều Lý ra ngự chỉcho tới ở bãi Trung Giang, dân không có ruộng cấy lúa, chỉ làm nghề trồng dâuchăn tằm. Lại có tờ biểu do quan đệ thay cho bản địa nên hằng năm không phảichịu thuế gốc dâu, còn mọi khoản đắp sửa đê điều, đường sá, cùng các khoản línhtráng, nhà cửa, bến đò đều được miễn trừ cho chỗ đất cũ, để làm điện vua và cũngđể thờ Phật. May mà lòng trời đoái thương, có vị tổ địa[4] giáng sinh là Ngô QuảngChâu 廣珠 vốn hầu cận trong màn trướng nhà vua, kính cẩn tâu xin, được sắc chỉcho ghi rõ đông tây nam bắc đúng như sổ điền và không phải nộp thuế, để làm cơnghiệp muôn đời cho đất châu thổ ta. Đó là vị tổ địa, trung thư giám trung thư xánhân, Đình úy sứ, Quản châu bầu được ban quốc tính là Lý Thường Kiệt tên thụylà Quảng Châu 廣洲 phủ quản. Phúc điền [5] hàng năm là do vị tổ địa đặt ra vậy. Xưa nước Đại Việt ta, từ triều Lý lập đô trải đến vua Thái tổ triều Lê đềucó ngự chỉ miễn trừ cho châu thổ ta mọi thứ sưu dịch như thể lệ trước kia. [B. Về việc miễn thuế dưới thời Hồng Đức] Năm Hồng Đức thứ 18 (1487) ngày 14 tháng 2, Chiêu liệt đại phu hộ khoađô cấp sự trung Nguyễn Thanh Lương, Hiển cung đại phu hộ khoa đô cấp sự trungNguyễn Úc sao gửi một bản của bản lệnh truyền của Tư lệ giám tổng thái giám trigiám sự Phúc Dương bá Nguyễn Xuân Lan, truyền cho bãi Cơ Xá thuộc huyện TừLiêm trong đạo Sơn Tây, phía Đông gần các xã Lỗi Cầu, Lâm Hạ phía Tây gầncác phường Quảng Bá, An Hoa, phía Nam gần cống Ông Mạc[6], phía Bắc gần cácxã thôn Xuân Canh, Bắc Cầu, trên từ chỗ quai bàn giáp với Tam Bảo Châu, dướiđến cống Ông Mạc, cư dân ở bãi Trung Giang, không có ruộng cây lúa, lấy việcnuôi tằm trồng dâu làm nghề nghiệp. Đất châu thổ của bãi đó nguyên dùng đểcúng Phật nay thỏa thuận cấp cho trên từ quan viên cho đến dưới dân chúng, mỗingười 4 sào đất làm nhà, 8 sào khẩu phần, cho đến các hạng tàn phế, bệnh tật, mồcôi, góa bụa mỗi người 2 sào, còn thừa lại là đất của Tam - Bảo để thờ cúng Phậtđều không phải chịu ngạch thuế. Xã trưởng bản châu là bọn Nguyễn Thì Ý, Nguyễn Vĩnh Xương, NguyễnBá Vãng nguyên từ tiền triều đến nay nhiều lần được sắc chỉ cho phép bản châuđược miễn trừ mọi thứ thuế sưu dịch về đê điều, đường sá, bến đò, đã trình bàyđầy đủ lên vị thừa tuyên sứ của ty Tán trị thừa tuyên sứ Sơn Tây, trung trinh đạiphu, Quốc mỹ bá, thiếu doãn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " GÓP THÊM TÀI LIỆU VỀ VIỆC ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG VÀ VỀ GỐC TÍCH LÝ THƯỜNG KIỆT " GÓP THÊM TÀI LIỆU VỀ VIỆC ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG VÀ VỀ GỐC TÍCH LÝ THƯỜNG KIỆT Vũ Tuấn Sán Ở bên kia cầu Long Biên, tại thôn Bắc Biên xã Ngọc Thụy có ngôi chùacòn giữ được một quả chuông với bài ký khắc năm 1690 ghi lại việc cúng tiền đúcchuông và việc miễn trừ các sưu thuế cho dân làng Cơ Xá là tên cũ của xã PhúcXá trong đó có thôn Bắc Biên hiện nay. Bài ký này không những có giá trị về mặtlịch sử địa phương mà còn cung cấp một số tài liệu đáng chú ý cho việc định đôThăng Long năm 1010, và cho việc xác định gốc tích của Lý Thường Kiệt, bổ sungcho cuốn Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn (2 tập, Nhà Xuất bản Sông Nhị,1950) là một tác phẩm nghiên cứu khá công phu về vị danh nhân này. Sau đây tôi giới thiệu bài ký khắc ở chuông chùa thôn Bắc Biên, và phốihợp thêm với một số tài liệu văn tự khác, nhất là rút từ cuốn Tây Hồ chí, để cungcấp một số điều nhận xét về việc định đô ở Thăng Lon g dưới thời Lý Công Uẩn,cùng về một số điểm trong tiểu sử của Lý Thường Kiệt.I - VỀ BÀI KÝ KHẮC TRÊN QUẢ CHUÔNG Ở CHÙA BẮC BIÊN Quả chuông ở chùa Bắc Biên là một quả chuông lớn, cao 1,20m đườngkính ngoài là 0,65m. Khắp mặt chuông chia làm bốn cột đều nhau từ trên xuốngdưới, ở phía trên mỗi cột có khắc một chữ lớn, hình thành bốn chữ: “An Xá tựchung” (chuông chùa An Xá). Mỗi cột lại chia làm hai khoảng, khoảng trên vàkhoảng dưới, và thảy đều có khắc chữ, ghi rõ trường hợp đúc chuông và ghi tênnhững người cúng tiền, cũng chép lại một số lệnh chỉ thời Lê Trung hưng, cũ nhấtvào năm Vĩnh Tộ nguyên niên (1619) dưới thời Trịnh Tùng miễn cho dân làng CơXá mọi thứ sưu thuế. Tôi đã chọn dịch bài tự sau đây, đầu đề là: “Sơ lập An Xá tự châu thổ sanchung tự” 初立安舍寺洲土刊鍾字 ở khoảng trên cột có chữ 舍 (xá), vì bài tự nàyngoài việc nói tới chuyện miễn trừ sưu thuế có nhắc đến Lý Thường Kiệt. Bài tự nguyên bản bằng chữ Hán, chúng tôi tạm dịch như sau: Bài tự sự khắc vào chuông và đất bãi của chùa An Xá mới thành lập [A. Về việc miễn thuế từ triều Lý đến đầu triều Lê][1]. Cần xét: cái gốc của chính sách bậc vương giả là lấy ruộng lộc điền[2] đểưu đãi người quân tử, dành đất ruộng chùa để thờ cúng nhà Phật. Trộm thấy: chùa An Xá là nơi danh lam cổ tích vốn xưa ở trong thànhThăng Long, thuộc về đất nội điện nhà vua, nên được vua chuẩn y cho dời ra bãiTrung Giang[3] tức là bãi Cơ Xá . Từ lúc lập kinh đô đến nay, kính được vua Lý Thái Tổ triều Lý ra ngự chỉcho tới ở bãi Trung Giang, dân không có ruộng cấy lúa, chỉ làm nghề trồng dâuchăn tằm. Lại có tờ biểu do quan đệ thay cho bản địa nên hằng năm không phảichịu thuế gốc dâu, còn mọi khoản đắp sửa đê điều, đường sá, cùng các khoản línhtráng, nhà cửa, bến đò đều được miễn trừ cho chỗ đất cũ, để làm điện vua và cũngđể thờ Phật. May mà lòng trời đoái thương, có vị tổ địa[4] giáng sinh là Ngô QuảngChâu 廣珠 vốn hầu cận trong màn trướng nhà vua, kính cẩn tâu xin, được sắc chỉcho ghi rõ đông tây nam bắc đúng như sổ điền và không phải nộp thuế, để làm cơnghiệp muôn đời cho đất châu thổ ta. Đó là vị tổ địa, trung thư giám trung thư xánhân, Đình úy sứ, Quản châu bầu được ban quốc tính là Lý Thường Kiệt tên thụylà Quảng Châu 廣洲 phủ quản. Phúc điền [5] hàng năm là do vị tổ địa đặt ra vậy. Xưa nước Đại Việt ta, từ triều Lý lập đô trải đến vua Thái tổ triều Lê đềucó ngự chỉ miễn trừ cho châu thổ ta mọi thứ sưu dịch như thể lệ trước kia. [B. Về việc miễn thuế dưới thời Hồng Đức] Năm Hồng Đức thứ 18 (1487) ngày 14 tháng 2, Chiêu liệt đại phu hộ khoađô cấp sự trung Nguyễn Thanh Lương, Hiển cung đại phu hộ khoa đô cấp sự trungNguyễn Úc sao gửi một bản của bản lệnh truyền của Tư lệ giám tổng thái giám trigiám sự Phúc Dương bá Nguyễn Xuân Lan, truyền cho bãi Cơ Xá thuộc huyện TừLiêm trong đạo Sơn Tây, phía Đông gần các xã Lỗi Cầu, Lâm Hạ phía Tây gầncác phường Quảng Bá, An Hoa, phía Nam gần cống Ông Mạc[6], phía Bắc gần cácxã thôn Xuân Canh, Bắc Cầu, trên từ chỗ quai bàn giáp với Tam Bảo Châu, dướiđến cống Ông Mạc, cư dân ở bãi Trung Giang, không có ruộng cây lúa, lấy việcnuôi tằm trồng dâu làm nghề nghiệp. Đất châu thổ của bãi đó nguyên dùng đểcúng Phật nay thỏa thuận cấp cho trên từ quan viên cho đến dưới dân chúng, mỗingười 4 sào đất làm nhà, 8 sào khẩu phần, cho đến các hạng tàn phế, bệnh tật, mồcôi, góa bụa mỗi người 2 sào, còn thừa lại là đất của Tam - Bảo để thờ cúng Phậtđều không phải chịu ngạch thuế. Xã trưởng bản châu là bọn Nguyễn Thì Ý, Nguyễn Vĩnh Xương, NguyễnBá Vãng nguyên từ tiền triều đến nay nhiều lần được sắc chỉ cho phép bản châuđược miễn trừ mọi thứ thuế sưu dịch về đê điều, đường sá, bến đò, đã trình bàyđầy đủ lên vị thừa tuyên sứ của ty Tán trị thừa tuyên sứ Sơn Tây, trung trinh đạiphu, Quốc mỹ bá, thiếu doãn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
báo cáo nghiên cứu nghiên cứu khoa học nghiên cứu lịch sử khảo cổ học lịch sử Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1531 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 479 0 0 -
57 trang 335 0 0
-
33 trang 314 0 0
-
95 trang 260 1 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 256 0 0 -
15 trang 252 0 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 249 0 0 -
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 218 0 0 -
29 trang 206 0 0