Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY LỊCH SỬ THẾ GIỚI THẾ KỶ XX TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.69 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bức tranh toàn cảnh của thế giới thế kỷ XX đã và đang được nhìn nhận lại dưới những góc nhìn đa dạng. Trong bối cảnh đó, công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thế giới, hơn lúc nào hết đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cũng như sự thích ứng cần thiết với thực tiễn. Thực tế cho thấy, với cách tiếp cận giáo điều duy ý chí chúng ta sẽ không thể hiểu được bản chất và lý giải được sự phát triển của lịch sử thế giới cùng với những chuyển đổi quan...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY LỊCH SỬ THẾ GIỚI THẾ KỶ XX TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC " MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY LỊCH SỬ THẾ GIỚI THẾ KỶ XX TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC PGS. TS Trần Thị Vinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Bức tranh toàn cảnh của thế giới thế kỷ XX đã và đang được nhìn nhận lạidưới những góc nhìn đa dạng. Trong bối cảnh đó, công tác nghiên cứu và giảngdạy lịch sử thế giới, hơn lúc nào hết đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cũng như sựthích ứng cần thiết với thực tiễn. Thực tế cho thấy, với cách tiếp cận giáo điều duyý chí chúng ta sẽ không thể hiểu được bản chất và lý giải được sự phát triển củalịch sử thế giới cùng với những chuyển đổi quan trọng của nó dưới tác động củacuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Bài viết này sẽ tập trung vào phân tíchthực trạng tình hình và đề xuất một cách tiếp cận mới xung quanh một số vấn đềvề quan hệ quốc tế và về chủ nghĩa tư bản trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sửthế giới thế kỷ XX trong các trường đại học chúng ta. 1. Về nghiên cứu và giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế thế kỷ XX 1.1.Một số vấn đề bất cập Quan hệ quốc tế là một bộ phận tạo thành tiến trình phát triển lịch sử nhânloại, đồng thời chịu sự chi phối của những biến động lịch sử. Môn học quan hệquốc tế là một ngành khoa học nghiên cứu lịch sử phát triển và biến động của hệthống các mối quan hệ giữa các n ước, các tổ chức khu vực và quốc tế, những vấnđề có liên quan đến sự hưng thịnh, tồn vong của dân tộc, quốc gia, có ảnh hưởngđến vận mệnh của nhiều thế hệ. Đó là lý do để một số nhà nghiên cứu cho rằng,quan hệ quốc tế là “khoa học về nghệ thuật sinh tồn của nhân loại”. Quan hệ quốctế là một nội dung cơ bản trong chương trình lịch sử thế giới cận hiện đại. Nghiêncứu những vấn đề quan hệ quốc tế sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoạch địnhđường lối chính sách đối ngoại cũng nh ư việc triển khai hiệu quả đ ường đối ngoạicủa Đảng và Nhà nước ta. Nghiên cứu quan hệ quốc tế sẽ giúp chúng ta có đượcnhững bài học kinh nghiệm từ chính sách đối ngoại cũng như đối nội của các nướctrong tiến trình phát triển đi lên xã hội hiện đại. Thực tế cho thấy công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tếthế kỷ XX trong một số trường đại học chúng ta mặc dù đã có những đổi mới đángkể nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại những bất cập về nội dung cũng như phươngpháp tiếp cận. Điểm lại một số giáo trình đại học và sách giáo khoa phổ thông hiệnđang được sử dụng phổ biến trong các trường đại học và phổ thông hiện nay, cóthể thấy một thực tế là vẫn tồn tại những vấn đề đòi hỏi phải thay đổi. Trong đócần phải kể đến những vấn đề mang tính lý thuyết và một số vấn đề về nội dungtrong lịch sử quan hệ quốc tế thế kỷ XX. Cho đến nay, phương pháp đánh giá quan hệ quốc tế theo chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp luận mác xít là phươngpháp bao trùm toàn bộ công tác nghiên cứu và giảng dạy của chúng ta ở các cấp,các ngành, từ phổ thông đến đại học và trên đại học. Đó là một phương pháp luậnkhoa học, là cơ sở lý luận để từ đó chúng ta thấy được đặc điểm, sự phát triển biệnchứng của quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, trong phương pháp ti ếp cận này, nhiều khichúng ta đã quá nhấn mạnh đến những vấn đề về mâu thuẫn thời đại, về đấu tranhgiai cấp, trong cách nhìn nhận và đánh giá các vấn đề quốc tế. Một tình trạng thựctế là, lăng kính ý thức hệ vẫn được sử dụng trong việc xem xét các mối quan hệquốc tế và các vấn đề về chính sách đối ngoại [1]. Với cách nhìn đó, trong nội dung Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại chínhthức hiện đang sử dụng trong một số trường đại học của chúng ta có những nhậnđịnh đánh giá mang tính “thiên vị” cho Liên Xô trong quan hệ quốc tế thời kỳ giữahai cuộc chiến tranh thế giới: như việc Liên Xô ký kết Hiệp ước không xâm phạmXô – Đức tháng 8/1939, việc quân đội Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan9/1939, vụ thảm sát ở Katyn (Ba Lan), việc Liên Xô gây sức ép quân sự buộc banước Baltic là Estonia, Litva và Latvia gia nhập Liên bang Xô viết trong cùng thờigian này[2]. Mặc dù công tác đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sửở các trường đại học đã đạt được những bước tiến đáng kể, nhưng đây đó, trên cácgiảng đường đại học, chúng ta thấy một thực tế là những bài giảng với cách tiếpcận giáo điều, duy ý chí, những quan niệm cố hữu về đấu tranh giai cấp và ý thứchệ vẫn được bảo lưu và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX, một số vấn đề cũng đặt ra đ òihỏi phải xem xét lại một cách khách quan, khoa học. Chiến l ược gia người MỹJohn J. Rhodes cho rằng, khi chúng ta bắt đầu đặt các vấn đề thế giới hiện nay vàocái khung thời gian tương đối xa để suy xét thì vấn đề được cho là quan trọng nhấtngày hôm nay có thể sẽ n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: