Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời hội nhập

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.57 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận. Kinh doanh có văn hóa là kinh doanh có mục đích và phương thức đạt được cái thiện, cái lợi, cái đẹp. Kinh doanh vô văn hóa là kinh doanh “chụp giật”, sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị không từ bất cứ thủ đoạn nào. I. Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp hội nhập thành công và có hiệu quả Kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận. Kinh doanh có văn hóa là kinh doanh có mục đích và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học "Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời hội nhập " Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời hội nhậpKinh doanh là hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận. Kinh doanh có văn hóa là kinhdoanh có mục đích và phương thức đạt được cái thiện, cái lợi, cái đẹp. Kinh doanhvô văn hóa là kinh doanh “chụp giật”, sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị không từbất cứ thủ đoạn nào.I. Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp hội nhậ pthành công và có hiệu quả Kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận. Kinh doanh có văn hóalà kinh doanh có mục đích và phương thức đạt được cái thiện, cái lợi, cái đẹp.Kinh doanh vô văn hóa là kinh doanh “chụp giật”, sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trịkhông từ bất cứ thủ đoạn nào. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng, được hình thành trong quá trìnhdựng nước và giữ nước. Các nền văn hóa của thế giới được hình thành trên nềntảng hoạt động kinh tế và tôn giáo. Sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc bắtnguồn từ việc buôn bán và truyền đạo. Hoạt động kinh doanh trên khía cạnh chungnhất xuất hiện cùng với hoạt động kinh tế và văn hóa. Văn hóa dân tộc và văn hóakinh doanh hòa quyện, đan xen vào nhau. Nếu văn hóa dân tộc đang trong quátrình hội nhập thì văn hóa kinh doanh đang góp phần quan trọng vào sự hội nhậpđó. Tham gia hội nhập kinh tế là thừa nhận “tính nhiều chiều, nhiều khía cạnh củasự phát triển”, chấp nhận cạnh tranh, trong đó cạnh tranh về văn hóa có vai tròquan trọng. Nếu coi văn hóa là nền tảng tinh thần của dân tộc thì văn hóa kinhdoanh là cốt lõi của nền tảng đó. Một dân tộc muốn không bị “hòa tan” thì dân tộcđó phải biết thích ứng, tự hoàn thiện để hợp tác, nắm bắt thời cơ, hội nhập kịp thời.Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung cầnphải có ý thức tạo dựng cho mình một nền tảng văn hóa kinh doanh. Văn hóa kinhdoanh theo cách nói của người Việt là “cách ứng xử có văn hóa của doanh nghiệp”,là “đạo lý của người kinh doanh”. Văn hóa kinh doanh không phải là “chất bôitrơn” của giao tiếp mà văn hóa biểu hiện ở hành vi, tình cảm, tư duy của cả mộtcộng đồng, một dân tộc. Trong kinh doanh làm thế nào để chúng ta xây dựng được lợi thế cạnh tranhcủa riêng mình? Làm thế nào để ta nổi bật lên so với thiên hạ? Văn hóa kinhdoanh Việt là cội nguồn, là đầu mối quan trọng để tạo nên sự khác biệt giữa doanhnghiệp Việt và doanh nghiệp nước ngoài. Người Trung Quốc không uống cafe trênđất nước họ, nhưng sang Việt Nam họ thích uống cafe. Người Thái không thích ănlẩu Thái bằng lẩu Việt Nam. Người Nhật khi đến Đồng bằng sông Cửu Long, họnói “nếu không nhậu với dân Nam bộ thì không hiểu được văn hóa Nam bộ”. Việc phần lớn các doanh nghiệp trẻ chúng ta, đặc biệt là doanh nghiệp tưnhân chưa chú ý tới xây dựng một nền văn hóa đặc thù cho doanh nghiệp mình làmột điều thật sự nguy hiểm.II. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực của hầuhết các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, từ khi nước ta gia nhập WTO, doanhnghiệp Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Để vượt lên thử thách, đòihỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nhận thức rõ những điểm mạnh và điểm yếu củamình. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu, nhiềudoanh nghiệp Việt Nam đã tỏ rõ được bản lĩnh, trí tuệ của mình, một trong nhữngyếu tố tạo nên sự phát triển là văn hóa doanh nghiệp. - Bước đầu có nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được triết lý kinh doanh. Vídụ “khách hàng là thượng đế”, “thương trường là chiến trường”. Chẳng hạn Ngânhàng ACB sau 15 năm tồn tại và phát triển đã xây dựng được nét văn hóa đặctrưng, chính điều đó đã giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn vươn lên trởthành ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Nét đặc trưng đó là: ACBxem sự sòng phẳng là phẩm chất căn bản, làm nền tảng cho mọi hoạt động liênquan đến lợi ích. ACB coi trọng tính minh bạch trong hoạt động tài chính, ngânhàng. Coi lợi ích người khác cũng như lợi ích của chính mình “anh được lợi, tôicũng được lợi”. ACB là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam sử dụng kiểm toán độc lập. - Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh đã được các doanh nghiệp quan tâm.Mặc dầu nhận thức về đạo đức kinh doanh còn khác nhau. Văn phòng VCCI ởViệt Nam có cuộc điều tra về đạo đức kinh doanh ở hai thành phố lớn là Hà Nội vàHồ Chí Minh thì 55/60 người được hỏi cho rằng: “Đạo đức kinh doanh là tuân thủpháp luật”, 5/60 người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợikhách hàng”, ít có người nào cho đạo đức kinh doanh bao gồm cả hai. Điều đóchứng tỏ khái niệm đạo đức kinh doanh ít được quan tâm. Hành vi phi đạo đức trong kinh doanh ở Việt Nam chưa bị pháp luật xửphạt nghiêm khắc, chưa bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ. Ví dụ: Công ty Vedanxả nước thải làm ô nhiễm môi trường nhưng chưa bị xử lý nghiêm khắc. Nướctương Việt Nam khi xuất khẩu sang ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: