Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học TRUNG THỰC VÀ DŨNG CẢM - lời thề chung cho các nhà Sử học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.24 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 24 - 25/6/2002, trong khuôn khổ thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nước về Lịch sử Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV làm chủ nhiệm, Hội nghị bàn về phương hướng xây dựng giáo trình Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Văn hóa Việt Nam đã được tổ chức. Tại hội nghị bàn này, GS. Trần Quốc Vượng đã trình bày một bản báo cáo vô cùng tâm huyết, hết sức sâu sắc và đầy tinh thần trách nhiệm của một nhà khoa học, một nhà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " TRUNG THỰC VÀ DŨNG CẢM - lời thề chung cho các nhà Sử học " TRUNG THỰC VÀ DŨNG CẢM - lời thề chung cho các nhà Sử học Ảnh từ trái sang, các Giáo s ư Sử học: Trần Quốc Vượng, Trần VănGiàu, Hà Văn Tấn và Đinh Xuân Lâm. Ảnh: Bùi Tuấn Ngày 24 - 25/6/2002, trong khuôn khổ thực hiện đề tài độc lập cấp Nhànước về Lịch sử Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Chủ nhiệmKhoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV làm chủ nhiệm, Hội nghị bàn vềphương hướng xây dựng giáo trình Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Văn hóaViệt Nam đã được tổ chức. Tại hội nghị bàn này, GS. Trần Quốc Vượng đãtrình bày một bản báo cáo vô cùng tâm huyết, hết sức sâu sắc và đầy tinhthần trách nhiệm của một nhà khoa học, một nhà giáo dục đầu ngành. Từ đóđến nay, GS. Nguyễn Quang Ngọc vẫn giữ bản báo cáo này như một bảobối cho toàn bộ quá trình triển khai bộ Lịch sử Việt Nam 4 tập mà trongđó GS. Trần Quốc Vượng cũng là một tác giả. Bài viết như một lời căn dặn của người quá cố về một thái độ dũngcảm và trung thực trong khi viết về lịch sử.1. Mỗi giáo trình đại học theo đúng nghĩa phải là một công trình nghiên cứu khoahọc chất lượng cao. Chất lượng cao là gì? ở những phần sau sẽ nói, nhưng ở đâycần nói ngay rằng toàn bộ và trong từng phần cuốn sách nó phải là một công trìnhsuy tư - nghiên cứu đã nhiều năm đau thiết của một/ những giảng viên đại học cónhân cách khoa học (Personnalité) được xã hội trí thức trong ngoài nước thừanhận, tuy vẫn có thể được tranh cãi. Tất nhiên là nó phải có tính sư phạm với vănphong khá trường quy.2. Thời đại mà tất cả các trường đại học trong nước chỉ dùng một giáo trình duynhất đã qua rồi!. Kinh nghiệm giáo trình Lịch sử Việt Nam là vậy, và giáo trìnhCơ sở văn hoá Việt Nam cũng là vậy.Cái ta sẽ viết là giáo trình cho ĐHKHXH&NV- trước hết là cho Khoa Sử củaĐHQGHN.Thế thì và nhất là ở thời buổi đổi mới hiện nay, ta chẳng ngần ngại gì mà khôngthừa nhận tính trường phái của giáo trình do Khoa Sử biên soạn, thậm chí tínhcạnh tranh trong khoa học, dù ai đó có thể phê phán chúng ta là có tính đố kỵ haythậm chí là tính biệt phái - hay bè phái.Miễn là từ tâm - óc, chúng ta trung thực và hoàn toàn tự nguyện tuân thủ phươngpháp luận sử học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa macxit sángtạo và tư tưởng Hồ Chí Minh sáng tạo và hội nhập với trào lưu sử học tiến bộ củaLoài người từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, theo cách ta Học - Hỏi - Hiểu -Hành.Chẳng hạn như, nếu cấp trên giao cho tôi chủ biên giáo trình Lịch sử Văn hoáViệt Nam dùng cho Khoa Sử trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN, tôi phải cóquyền lựa chọn các cộng tác viên trong ngoài trường cùng gu sử học với tôi.Nếu không, tôi xin đứng ngoài, không thắc mắc gì và chỉ làm những cái gì và vớiai mà tôi thích. Trong trường hợp đó xin chớ phê phán tôi là cá nhân, tiêu cực.Trước mắt tôi là con đường về hưu, hưởng thú thanh nhàn cho đến khi từ giã cõiđời giả tạm này.3. Chúng ta sẽ viết giáo trình chất lượng cao, để đời. Đời sống của nó là một vàichục năm, cứ cho rằng tới khoảng 2020 sẽ lạc hậu, quá thời. V à sẽ có một thế hệkhác viết lại. Il a fait son temps là một thành ngữ Pháp có tính phổ quát cho mỗinhà khoa học, cho mỗi công trình khoa học.3.1. Khối tư liệu dùng để biên soạn nên nó phải phong phú - đa dạng, có tính cậpnhật cao.Như thế, đòi hỏi mỗi người viết sách giáo trình phải cập nhật cao, với trong nướcvà với quốc tế. Thí dụ về trước Công nguyên, tôi phải đưa vào giáo trình bài Việtca và một bài thơ có nhắc đến Âu Việt - Lạc Việt cùng sự giải mã của học giảNhật, học giả Trung Hoa và học giả Việt Nam (tuy họ giải mã khác nhau) cũngnhư tôi phải đưa vào các tài liệu khảo cổ hữu thể sưu tầm được cho đến 2002(Lung Leng, Eo Bồng, Trà Kiệu, Lý Nhân, Cần Giờ, Domea...).3.2. Không chỉ hiện đại về tư liệu mà tôi phải xử lý mối quan hệ biện chứng giữaPhá bỏ - Bảo tồn - Sáng tạo.Đừng mong hòng một cách ảo tưởng rằng Sử học là một khoa học tuyệt đối kháchquan, phát hiện ngay được những quy luật khách quan của sự Vận động lịch sử.Có Histoire-Réalité và tôi không phải là một kẻ làm sử (Faire Histoire) hư vô chủnghĩa (annihiliste) hay thực chứng (positiviste). Nhưng cái đó nói như Giáo sư Sửhọc lớn J.Furet - người tổng kết 200 năm lịch sử cách mạng Pháp (1789-1989) -luôn luôn còn ở phía chân trời của mỗi nhà sử học chân chính. Với đầy lòng kínhtrọng của một kẻ hậu tử với bậc tiền bối, tôi buộc mình không dối lòng khi nóirằng cụ Trường Chinh chưa phải là người tổng kết lịch sử Cách mạng tháng8/1945 hay nhất, đúng nhất. Cụ Tảo Trang viết tặng tôi đôi câu đối của đức PhanBội Châu:“Hậu tử thường đa tân tuế nguyệtTiền trình bất thị ác phong vân.Tôi vô cùng cảm ơn nhưng vẫn để đấy để ngẫm suy.Trước mắt chúng ta vẫn chỉ có - và chỉ có thể có - cái Historie Conxience. Lịch sửgắn liền với nhà sử học, với nhân cách và nhận thức của họ.Viện sĩ Mounier, trong công trình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: