Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của thế giới

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.77 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những làn sóng thức tỉnh dân tộc chủ nghĩa trong thế giới cận - hiện đại Nhìn một cách khái quát có thể thấy trong lịch sử cận - hiện đại thế giới đã xuất hiện ít nhất ba làn sóng thức tỉnh của chủ nghĩa dân tộc với bản chất và đặc điểm khác nhau. Làn sóng thứ nhất gắn với trào lưu các cuộc cách mạng nổ ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong các thế kỷ 17 và 18, điển hình nhất là các cuộc cách mạng Anh (1642), cách mạng Pháp (1789) và cuộc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của thế giới " Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của thế giới PGS.TS Phạm Hồng Tung (Đại học Quốc gia Hà Nội)1. Những làn sóng thức tỉnh dân tộc chủ nghĩa trong thế giới cận - hiện đại Nhìn một cách khái quát có thể thấy trong lịch sử cận - hiện đại thế giới đãxuất hiện ít nhất ba làn sóng thức tỉnh của chủ nghĩa dân tộc với bản chất và đặcđiểm khác nhau. Làn sóng thứ nhất gắn với trào lưu các cuộc cách mạng nổ ra ở Tây Âu vàBắc Mỹ trong các thế kỷ 17 và 18, điển hình nhất là các cuộc cách mạng Anh(1642), cách mạng Pháp (1789) và cuộc đấu tranh giành độc lập, đưa tới sự ra đờicủa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (1776). Kết quả của l àn sóng này là sự hình thànhcác nhà nước - dân tộc hiện đại (nation-state), và có thể nói, trong nền chính trị thếgiới, đây là thời kỳ ra đời của khái niệm chủ nghĩa dân tộc (nationalism) vớinhững nội hàm được xác định, trở thành cơ sở để nhận thức, nhận dạng và phântích các hình thức khác nhau của chủ nghĩa dân tộc trong các giai đoạn lịch sửsau này. Sự ra đời của các nhà nước - dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở phương Tâycũng gắn chặt với sự ra đời của chủ nghĩa thực dân (colonialism), với quan niệmvề đế chế (empire), do đó dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc (imperialism).Có thể nói xét về bản chất, chủ nghĩa dân tộc hiện đại ra đời ở ph ương Tây gắn rấtchặt với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Vì thế, các nhà nước -dân tộc ra đời ở phương Tây thời kỳ này là nhà nước dân tộc mang bản chất t ư bảnchủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bành trướng ra toàn thế giới, kéo những phần còn lạicủa châu Âu và thế giới vào trong quỹ đạo phát triển của nó. Đó chính là cănnguyên của quá trình hình thành và bành trướng của chủ nghĩa thực dân, dẫn tới sựra đời của một số đế chế, như Đế chế Anh, Đế chế Pháp, Đế chế Nga và Đế chếĐức. Sự lan truyền của chủ nghĩa tư bản cũng đã dẫn tới sự hình thành của mộtsố nhà nước - dân tộc tư bản hiện đại ở ngoài châu Âu, đó là các trường hợp củaHợp chủng quốc Hoa Kỳ và Đế chế Nhật Bản (1868). Làn sóng thức tỉnh dân tộc chủ nghĩa thứ hai diễn ra mạnh mẽ vào thời kỳtrong và sau cuộc Thế chiến thứ hai. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phongtrào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc, là thời kỳ tan rãcủa chủ nghĩa thực dân và sự xuất hiện của hàng chục nhà nước - dân tộc trẻ tuổi ởchâu Á, châu Phi và châu Mỹ-latin. Điều đáng chú ý là: hầu hết các phong tràochống thực dân đều là những phong trào dân tộc chủ nghĩa hướng tới mục đíchcuối cùng là hình thành các nhà nước - dân tộc hiện đại độc lập. Tuy nhiên, tínhchất dân tộc chủ nghĩa (nationalistic) của mỗi phong trào lại khác nhau. Bêncạnh những yếu tố như truyền thống, kinh nghiệm lịch sử, tộc người vv, thìnguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về tính chất giữa các phong trào dântộc chủ nghĩa của thời kỳ này là: chủ nghĩa dân tộc được lồng ghép, hoà trộn vớinhững trào lưu chính trị hoặc những tôn giáo khác nhau. Vì vậy, chúng ta có thểthấy có những phong trào dân tộc nhưng mang tính chất của những phong tràocộng sản, như trường hợp ở Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ vv. Trong khinhững phong trào khác lại mang nặng đặc điểm của các tôn giáo, như các phongtrào dân tộc Hồi giáo ở Trung Đông và Đông Nam Á (như trường hợp Indonesia,Malaysia), phong trào dân tộc Phật giáo (ở Myanmar và Thái Lan). Chính sự đa dạng về loại hình và đặc điểm của phong trào dân tộc chủnghĩa trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc sẽ dẫn tới sự khác nhau trongđịnh hướng con đường phát triển trong thời kỳ hậu thực dân (post-colonialperiod), đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh. Một số nước lựachọn con đường xã hội chủ nghĩa và trở thành thành viên của phe xã hội chủnghĩa. Những nước khác lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa, trong đó có một sốnước trở thành đồng minh của Mỹ và phương Tây. Nhiều nước cố gắng giữ vị thếtrung lập hòng tránh khỏi việc bị cuốn vào các cuộc xung đột cục bộ giữa hai phexã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Phong trào Không liên kết ra đời trong bốicảnh như vậy. Trong quan hệ với các “mẫu quốc” trước đây, nhiều nước, sau khi giànhđược độc lập, đã phải tiến hành một hay nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt để bảo vệnền độc lập ấy, chống lại những cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa của “mẫuquốc”. Trong khi đó, một số nước lại lựa chọn tồn tại trong những loại quan hệphụ thuộc với các mức độ khác nhau vào “mẫu quốc”, trong đó khốiCommonwealth là một ví dụ cụ thể. Về phía các đế chế thực dân cũ, làn sóng thức tỉnh dân tộc chủ nghĩa củacác thuộc địa trước đây đã làm tan rã hệ thống thuộc địa và do đó đã buộc các đếch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: