Báo cáo nghiên cứu khoa học XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM ĐÔNG BỘ ĐẦU
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 166.93 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đông Bộ Đầu là một địa điểm được nhắc đến nhiều lần trong lịch sử Việt Nam thời Lý, Trần, Lê. Nó là một bến quan trọng trên sông Hồng, là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến của quân dân ta chống xâm lược Nguyên, Minh... Hầu hết các nhà sử học đều xác nhận vị trí Đông Bộ Đầu ở miền huyện Thượng Phúc (Thường Tín) tỉnh Hà Đông với lý do là ven sông Hồng thuộc huyện đó còn một xã tên là Bộ Đầu. Một vài tác giả ban đầu theo quan điểm trên,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM ĐÔNG BỘ ĐẦU " XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM ĐÔNG BỘ ĐẦU Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán Đông Bộ Đầu là một địa điểm được nhắc đến nhiều lần trong lịch sử ViệtNam thời Lý, Trần, Lê. Nó là một bến quan trọng trên sông Hồng, là nơi đã diễn ranhiều trận quyết chiến của quân dân ta chống xâm lược Nguyên, Minh... Hầu hết các nhà sử học đều xác nhận vị trí Đông Bộ Đầu ở miền huyệnThượng Phúc (Thường Tín) tỉnh Hà Đông với lý do là ven sông Hồng thuộc huyệnđó còn một xã tên là Bộ Đầu. Một vài tác giả ban đầu theo quan điểm trên, về sau cảm thấy sai lầm nhưngvẫn chưa xác định được vị trí chính xác của Đông Bộ Đầu và chỉ nói chung chunglà ở phía Đông kinh thành Thăng Long. Dưới đây chúng tôi sẽ chứng minh rằng việc đặt Đông Bộ Đầu ở xã BộĐầu huyện Thường Tín là sai lầm. Dựa vào các tài liệu thư tịch, bi ký chúng tôi sẽcố gắng chỉ định một vị trí chính xác cho Đông Bộ Đầu, đồng thời t ìm hiểu vai tròcủa Đông Bộ Đầu đối với kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Đông Bộ Đầu là một bến sông quan trọng của thành Thăng Long, ởtrên bờ sông Hồng phía Đông kinh thành, không thể ở huyện Thường Tín,phía Nam kinh thành được. Bộ Đầu vốn là một danh từ chung, có nghĩa là bến sông, là nơi đỗ thuyền ởbên sông[1]. Đại Việt sử kỳ Toàn thư (đời Lê) là sách chép sớm nhất tên Đông BộĐầu, khi nói đến loạn Quách Bốc, năm Trị Bình Long Ứng thứ 5 đời Lý Cao Tông(1209). Sách ấy chép như sau: “Tướng của Phạm Bỉnh Di là bọn Quách Bốc nghe tin (Bỉnh Di bị vuia bắtgiam), bèn đem quân hò hét mà vào đến ngoài cửa Đại thành, bị người giữ cửakháng cự, liền chém cửa mà vào. Vua thấy việc đã gấp, sai triệu Bỉnh Di và Phụ(con Bỉnh Di - TG) đến Lương Thạch xứ ở thềm Thuỷ Tinh giết chết. Bọn Bốc độtnhập Lương Thạch, lấy xe ngựa chở thây Bỉnh Di, lấy chiếu ngự bọc thây Phụ, docửa Vịêt Thành đi ra, xuống bến Đông Bộ Đầu, rồi lại trở vào cung Vạn Diên lậphoàng tử Thẩm làm vua...”[2]. Sách Đại Việt sử lược (đời Trần) cũng chép việc đó nhưng lại gọi Đông BộĐầu là bến Triều Đông bộ : Quách Bốc “do cửa Việt Thành ra bến Triều Đông rồilại vào cung Vạn Diên rước Vương tử Thẩm và Vương tử Sảm về Hải Ấp”[3]. Việtsử thông giám cương mục (đời Nguyễn) chép lại việc đó đã chú thích Đông BộĐầu là bến Đông Tân sông Nhị Hà bây giờ[4]. Ở một chố khác sách đó ghi rõ:Đông Tân ở bờ sông Nhị, phía Đông thành Đông Kinh”[5]. Vậy Triều Đông Bộ, Đông Bộ Đầu, Đông Tân đều chỉ một địa điể m, đó làbến phía Đông kinh thành Thăng Long (thành Đông Kinh thời Lê) trên sông Hồng. Đông Bộ Đầu (hay Triều Đông bộ) theo ghi chép của Toàn thư và Việt sửlược ở ngay sát kinh thành Thăng Long thời Lý Trần: từ cửa Việt Thành ở bên tráiđiện Kính Thiên đi ra ngay bến Đông Bộ Đầu[6]. Việt sử lược còn chép một đoạnrất rõ: Năm 1209 “Thuận Lưu, Khoái vì việc Bỉnh Di chết, đem thuỷ quân đếnđánh kinh sư. Tiền quân đỗ ở bến Đông Bộ (tức Đông Bộ Đầu - TG), do cửa náchbên trái vào thẳng Cấm thành cướp lấy các bảo vật[7]. Vậy rõ ràng Đông Bộ Đầukhông thể ở tận Thường Tín được. Vì Đông Bộ Đầu là bến sông quan trọng sát kinh thành nên thuyền bè củavua chúa, tướng tá thường cập bến Đông Bộ Đầu khi về kinh thành. Sau khi đánhChiêm Thành, ngày 17 tháng 7 năm 1069, Lý Thánh Tông cùng Nguyên soái LýThường Kiệt “từ Chiêm Thành về đến bến Triều Đông”[8]. Năm 1370, Trần NghệTông từ bến Chử Gia (Khoái Châu, Hưng Yên) tiến lên Thăng Long dẹp DươngNhật Lễ, thuyền quân cập bến Đông Bộ Đầu[9]. Cũng vì Đông Bộ Đầu là cửa ngõphía Đông của kinh thành Thăng Long nên nhà Lý đã cho xây dựng một cửa thànhở bến Triều Đông và cắt quân coi giữ. Năm Chính Long Bảo Ứng thứ 3 đời LýAnh Tông (1165), nhà Lý sai “dời Đại La thành ở cửa Triều Đông lùi vào 75thước, xây bằng gạch đá để tránh nước sông vỡ lở”[10]. Là bến sông quan trọng trên sông Hồng, Đông Bộ Đầu đồng thời là nơi đãdiễn ra các cuộc thi bơi chải hàng năm. Bơi chải là một phong tục cổ truyền củanhân dân Việt Nam. Ngay sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, năm 1011 LýThái Tổ đã cho xây ở “bến Đông của sông Lô ” (đời Lý gọi sông Hồng là sông Lô)một cung điện gọi là điện Hàm Quang, chuyên dùng làm nơi vua ngự xem đuathuyền vào mùa thu hàng năm. Năm 1058, Lý Thánh Tông sai xây điện LinhQuang trên sông Lô (Hồng) làm nơi xem đua thuyền[11]. Năm 1237 nhà Trần xây “điện Linh Quang ở Đông Bộ Đầu[12], gọi là điệnPhong Thuỷ. Phàm xa giá (nhà vua) đi qua trú chân ở đó, trăm quan nghênh tiếpvà tống tiễn đều dâng (trầu) cau và trà nên tục gọi là “Trà điện”[13]. Năm HưngLong thứ 4 (1296), tháng 7, Trần Anh Tông “ra Đông Bộ Đầu xem đuathuyền”[14]. Năm Thiệu Bình thứ 2 (1435), ngày 18 tháng 10 Lê Thái Tông “rabến Đông Tân xem trăm quân đua bơi”[15]. Năm 1619, Bình An vương TrịnhTùng “ra lầu ở bến Đông Tân xem bơi thuyền ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM ĐÔNG BỘ ĐẦU " XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM ĐÔNG BỘ ĐẦU Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán Đông Bộ Đầu là một địa điểm được nhắc đến nhiều lần trong lịch sử ViệtNam thời Lý, Trần, Lê. Nó là một bến quan trọng trên sông Hồng, là nơi đã diễn ranhiều trận quyết chiến của quân dân ta chống xâm lược Nguyên, Minh... Hầu hết các nhà sử học đều xác nhận vị trí Đông Bộ Đầu ở miền huyệnThượng Phúc (Thường Tín) tỉnh Hà Đông với lý do là ven sông Hồng thuộc huyệnđó còn một xã tên là Bộ Đầu. Một vài tác giả ban đầu theo quan điểm trên, về sau cảm thấy sai lầm nhưngvẫn chưa xác định được vị trí chính xác của Đông Bộ Đầu và chỉ nói chung chunglà ở phía Đông kinh thành Thăng Long. Dưới đây chúng tôi sẽ chứng minh rằng việc đặt Đông Bộ Đầu ở xã BộĐầu huyện Thường Tín là sai lầm. Dựa vào các tài liệu thư tịch, bi ký chúng tôi sẽcố gắng chỉ định một vị trí chính xác cho Đông Bộ Đầu, đồng thời t ìm hiểu vai tròcủa Đông Bộ Đầu đối với kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Đông Bộ Đầu là một bến sông quan trọng của thành Thăng Long, ởtrên bờ sông Hồng phía Đông kinh thành, không thể ở huyện Thường Tín,phía Nam kinh thành được. Bộ Đầu vốn là một danh từ chung, có nghĩa là bến sông, là nơi đỗ thuyền ởbên sông[1]. Đại Việt sử kỳ Toàn thư (đời Lê) là sách chép sớm nhất tên Đông BộĐầu, khi nói đến loạn Quách Bốc, năm Trị Bình Long Ứng thứ 5 đời Lý Cao Tông(1209). Sách ấy chép như sau: “Tướng của Phạm Bỉnh Di là bọn Quách Bốc nghe tin (Bỉnh Di bị vuia bắtgiam), bèn đem quân hò hét mà vào đến ngoài cửa Đại thành, bị người giữ cửakháng cự, liền chém cửa mà vào. Vua thấy việc đã gấp, sai triệu Bỉnh Di và Phụ(con Bỉnh Di - TG) đến Lương Thạch xứ ở thềm Thuỷ Tinh giết chết. Bọn Bốc độtnhập Lương Thạch, lấy xe ngựa chở thây Bỉnh Di, lấy chiếu ngự bọc thây Phụ, docửa Vịêt Thành đi ra, xuống bến Đông Bộ Đầu, rồi lại trở vào cung Vạn Diên lậphoàng tử Thẩm làm vua...”[2]. Sách Đại Việt sử lược (đời Trần) cũng chép việc đó nhưng lại gọi Đông BộĐầu là bến Triều Đông bộ : Quách Bốc “do cửa Việt Thành ra bến Triều Đông rồilại vào cung Vạn Diên rước Vương tử Thẩm và Vương tử Sảm về Hải Ấp”[3]. Việtsử thông giám cương mục (đời Nguyễn) chép lại việc đó đã chú thích Đông BộĐầu là bến Đông Tân sông Nhị Hà bây giờ[4]. Ở một chố khác sách đó ghi rõ:Đông Tân ở bờ sông Nhị, phía Đông thành Đông Kinh”[5]. Vậy Triều Đông Bộ, Đông Bộ Đầu, Đông Tân đều chỉ một địa điể m, đó làbến phía Đông kinh thành Thăng Long (thành Đông Kinh thời Lê) trên sông Hồng. Đông Bộ Đầu (hay Triều Đông bộ) theo ghi chép của Toàn thư và Việt sửlược ở ngay sát kinh thành Thăng Long thời Lý Trần: từ cửa Việt Thành ở bên tráiđiện Kính Thiên đi ra ngay bến Đông Bộ Đầu[6]. Việt sử lược còn chép một đoạnrất rõ: Năm 1209 “Thuận Lưu, Khoái vì việc Bỉnh Di chết, đem thuỷ quân đếnđánh kinh sư. Tiền quân đỗ ở bến Đông Bộ (tức Đông Bộ Đầu - TG), do cửa náchbên trái vào thẳng Cấm thành cướp lấy các bảo vật[7]. Vậy rõ ràng Đông Bộ Đầukhông thể ở tận Thường Tín được. Vì Đông Bộ Đầu là bến sông quan trọng sát kinh thành nên thuyền bè củavua chúa, tướng tá thường cập bến Đông Bộ Đầu khi về kinh thành. Sau khi đánhChiêm Thành, ngày 17 tháng 7 năm 1069, Lý Thánh Tông cùng Nguyên soái LýThường Kiệt “từ Chiêm Thành về đến bến Triều Đông”[8]. Năm 1370, Trần NghệTông từ bến Chử Gia (Khoái Châu, Hưng Yên) tiến lên Thăng Long dẹp DươngNhật Lễ, thuyền quân cập bến Đông Bộ Đầu[9]. Cũng vì Đông Bộ Đầu là cửa ngõphía Đông của kinh thành Thăng Long nên nhà Lý đã cho xây dựng một cửa thànhở bến Triều Đông và cắt quân coi giữ. Năm Chính Long Bảo Ứng thứ 3 đời LýAnh Tông (1165), nhà Lý sai “dời Đại La thành ở cửa Triều Đông lùi vào 75thước, xây bằng gạch đá để tránh nước sông vỡ lở”[10]. Là bến sông quan trọng trên sông Hồng, Đông Bộ Đầu đồng thời là nơi đãdiễn ra các cuộc thi bơi chải hàng năm. Bơi chải là một phong tục cổ truyền củanhân dân Việt Nam. Ngay sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, năm 1011 LýThái Tổ đã cho xây ở “bến Đông của sông Lô ” (đời Lý gọi sông Hồng là sông Lô)một cung điện gọi là điện Hàm Quang, chuyên dùng làm nơi vua ngự xem đuathuyền vào mùa thu hàng năm. Năm 1058, Lý Thánh Tông sai xây điện LinhQuang trên sông Lô (Hồng) làm nơi xem đua thuyền[11]. Năm 1237 nhà Trần xây “điện Linh Quang ở Đông Bộ Đầu[12], gọi là điệnPhong Thuỷ. Phàm xa giá (nhà vua) đi qua trú chân ở đó, trăm quan nghênh tiếpvà tống tiễn đều dâng (trầu) cau và trà nên tục gọi là “Trà điện”[13]. Năm HưngLong thứ 4 (1296), tháng 7, Trần Anh Tông “ra Đông Bộ Đầu xem đuathuyền”[14]. Năm Thiệu Bình thứ 2 (1435), ngày 18 tháng 10 Lê Thái Tông “rabến Đông Tân xem trăm quân đua bơi”[15]. Năm 1619, Bình An vương TrịnhTùng “ra lầu ở bến Đông Tân xem bơi thuyền ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
báo cáo nghiên cứu nghiên cứu khoa học nghiên cứu lịch sử khảo cổ học lịch sử Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1553 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 493 0 0 -
57 trang 339 0 0
-
33 trang 332 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 270 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 267 0 0 -
15 trang 257 0 0
-
29 trang 228 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 222 0 0