Danh mục

Báo cáo NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁT MỊN THAY THẾ CÁT THÔ CHẾ TẠO BÊ TÔNG TỰ LÈN CƯỜNG ĐỘ CAO

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 522.71 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cát mịn có trữ lượng lớn, vùng phân bố rộng, giá thành rẻ hơn rất nhiều so với cát vàng và cát xay. Do đó, việc nghiên cứu, sử dụng nguồn cát mịn phong phú này để thay thế cho cát thô trong chế tạo các sản phẩm bê tông có tính thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khi sử dụng làm cốt liệu nhỏ cho bê tông, cát mịn với tỷ diện tích bề mặt lớn có thể làm tăng lượng nước nhào trộn để đạt được tính công tác yêu cầu dẫn tới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo "NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁT MỊN THAY THẾ CÁT THÔ CHẾ TẠO BÊ TÔNG TỰ LÈN CƯỜNG ĐỘ CAO " KÕT QU¶ NGHI£N CøU Vµ øNG DôNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁT MỊN THAY THẾ CÁT THÔ CHẾ TẠO BÊ TÔNG TỰ LÈN CƯỜNG ĐỘ CAO Trần Đức Trung 1, Bùi Danh Đại 2, Lưu Văn Sáng 3 Tóm tắt: Cát mịn có trữ lượng lớn, vùng phân bố rộng, giá thành rẻ hơn rất nhiều so với cát vàng và cát xay. Do đó, việc nghiên cứu, sử dụng nguồn cát mịn phong phú này để thay thế cho cát thô trong chế tạo các sản phẩm bê tông có tính thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khi sử dụng làm cốt liệu nhỏ cho bê tông, cát mịn với tỷ diện tích bề mặt lớn có thể làm tăng lượng nước nhào trộn để đạt được tính công tác yêu cầu dẫn tới tăng lượng dùng xi măng 5-15%, tùy theo mô đun độ lớn của cát [1]. Ở Việt Nam, cát mịn ít được sử dụng trong bê tông do lượng dùng xi măng yêu cầu phải lớn hơn so với quy định đối với bê tông cát thô. Bài báo này trình bày một số kết quả của một công trình nghiên cứu thực nghiệm về sử dụng cát mịn phối hợp với hỗn hợp phụ gia khoáng hoạt tính xỉ lò cao - tro trấu để chế tạo bê tông tự lèn có cường độ nén đạt ≥ 60MPa. Từ khóa: cát mịn, bê tông tự lèn, cường độ cao, tro trấu, xỉ lò cao Abstract: Abundance, availability and low cost are the features of fine sand. Therefore, the use of this sand as a replacement for regular sand in concrete has practical sense and produces considerable economic benefit. When used as fine aggregate in concrete, fine sand with large specific surface area could have high water demand for the same consistency resulting in larger cement content. Depending on the fineness modulus, the use of fine sand may increase the cement content approximately by 5% to 15% [1]. In Vietnam the use of fine sand in concrete is generally limited due to the higher cement content than specified for coarse sand concrete. This paper presents some results from an experimental study investigating the use of fine sand in combination with the blend of mineral mixtures consisting of ground blast furnace slag and rice husk ash to produce self- compacting high strength concrete of more than 60 MPa. Keywords: fine Sand, self Compacting Concrete, high Strength, rice Husk Ask, slag Nhận ngày 04/12/2012, chỉnh sửa ngày 21/2/2013, chấp nhận đăng ngày 30/3/20131. Giới thiệu chung Nghiên cứu này đặt vấn đề sử dụng cát mịn thay thế cát thô đồng thời phối hợp với hỗnhợp phụ gia khoáng xỉ lò cao - tro trấu và phụ gia siêu dẻo để chế tạo bê tông tự lèn, cường độcao. Nhược điểm chính của cát mịn sử dụng trong bê tông là làm tăng lượng nước nhào trộndo nó có tỉ diện tích bề mặt lớn hơn, do đó làm tăng lượng dùng xi măng so với khi sử dụng cáthạt thô trong bê tông có cùng cường độ. Đối với bê tông cường độ cao, cát mịn có thể làm tănglượng dùng xi măng quá mức (600kg/m3). Việc phối hợp sử dụng phụ gia khoáng xỉ lò cao - trotrấu cho phép làm tăng hàm lượng phụ gia khoáng sử dụng trong chất kết dính so với khi sử1 ThS, Khoa Vật liệu Xây dựng. Trường Đại học Xây dựng. E-mail: tran_duc_trungxd@yahoo.com2 TS, Khoa Vật liệu Xây dựng. Trường Đại học Xây dựng.3 KS, Khoa Vật liệu Xây dựng. Trường Đại học Xây dựng.T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng Sè 15/3-2013 93KÕT QU¶ NGHI£N CøU Vµ øNG DôNGdụng từng loại phụ gia riêng lẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng của chất kết dính. Điều này chophép tăng lượng dùng chất kết dính trong 1m3 bê tông mà vẫn đảm bảo lượng dùng xi măng ởmức thấp [5]. Sự phối hợp giữa cát mịn với hỗn hợp phụ gia khoáng xỉ lò cao - tro trấu, cùngvới phụ gia siêu dẻo có khả năng làm cho hỗn hợp bê tông có độ chảy cao mà không bị táchnước, phân tầng [3]. Cơ sở khoa học của nhận định này là: - Cát mịn có tỉ diện bề mặt lớn nên có khả năng giữ nước tốt hơn loại cát thô. - Tro trấu có độ xốp lớn nên có khả năng giữ nước rất tốt, làm giảm sự tách nước và làmtăng độ nhớt của hồ xi măng và độ liên kết của hỗn hợp bê tông [2], [4]. - Phụ gia siêu dẻo cho phép chế tạo hỗn hợp bê tông có độ chảy cao với tỉ lệ N/CKD thấp. - Phối hợp cát mịn với một lượng hồ lớn tạo thành từ hỗn hợp xi măng, tro trấu, xỉ lò cao,nước và phụ gia siêu dẻo làm tăng thể tích thành phần vữa dẫn đến giảm nội ma sát trong hỗnhợp bê tông.2. Kết quả nghiên cứu 2.1 Vật liệu sử dụng 2.1.1. Xi măng Trong nghiên cứu sử dụng loại xi măng Poóc lăng PC40 của Nhà máy xi măng Bút Sơn.Các tính chất cơ lý của xi măng thoả mãn TCVN 2682-2009 và được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Tính chất cơ lý của xi măng PC40 Bút Sơn STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả 1 Khối lượng riêng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: