Danh mục

Báo cáo NHỮNG HẬU QUẢ VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA SỰ HÌNH THÀNH GIA ĐÌNH, GIỚI VÀ GIÁO DỤC TRONG KHU VỰC THU NHẬP THẤP Ở ĐỨC

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.13 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 14,500 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu những tác động khác nhau của sự hình thành gia đình đối với sự dễ bị tổn thương về mặt kinh tế của nam giới và phụ nữ. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu những khoản đầu tư vào giáo dục có đem lại đủ những nguồn lực cần thiết để thoát khỏi nguy cơ đói nghèo trong khu vực có thu nhập thấp hay liệu những thay đổi về đặc điểm gia đình có phải là những nhân tố quan trọng hơn quyết định mức sống của một cá nhân không....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " NHỮNG HẬU QUẢ VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA SỰ HÌNH THÀNH GIA ĐÌNH, GIỚI VÀ GIÁO DỤC TRONG KHU VỰC THU NHẬP THẤP Ở ĐỨC"Silke Aisenbrey. 2009. Economic penalties and rewards of familyformation, gender and education in the low-income sector in GermanyNHỮNG HẬU QUẢ VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA SỰ HÌNH THÀNH GIA ĐÌNH,GIỚI VÀ GIÁO DỤC TRONG KHU VỰC THU NHẬP THẤP Ở ĐỨCSilke AisenbreyTóm tắtBài viết này nghiên cứu những tác động khác nhau của sự hình thành gia đình đối với sựdễ bị tổn thương về mặt kinh tế của nam giới và phụ nữ. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệunhững khoản đầu tư vào giáo dục có đem lại đủ những nguồn lực cần thiết để thoát khỏinguy cơ đói nghèo trong khu vực có thu nhập thấp hay liệu những thay đổi về đặc điểmgia đình có phải là những nhân tố quan trọng hơn quyết định mức sống của một cá nhânkhông. Những thay đổi về đặc điểm gia đình được xác định trên hai cơ sở là khi vợ hoặcchồng gia nhập hoặc rút ra khỏi hộ gia đình và họ thuộc thị trường lao động nào. Nghiêncứu này tập trung vào các hộ gia đình thuộc khu vực có thu nhập thấp tại Đức, đây là bộphân dân cư có nguy cơ bị đói nghèo cao trong hệ thống phúc lợi xã hội, một hệ thống cótrách nhiệm làm giảm nhẹ những tác động của các thay đổi về mô hình gia đình khôngtính đến yếu tố giới. Những kết quả thu được từ phân tích tập hợp hồi quy cho thấy rằngtrái với nam giới, phụ nữ được hưởng lợi về mặt kinh tế từ đầu tư vào các mô hình giađình truyền thống bằng hoặc nhiều hơn là đầu tư vào thị trường lao động mà họ đangtham gia. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của các phụ nữ có trình độ học vấnthấp.Các từ vựng chính: Khu vực có thu nhập thấp; các đặc điểm của hộ gia đình; hệ thốngphúc lợi; giới; các thuận lợi lũy tích. Nghiên cứu về sự bất bình đẳng gần đây đã khiến chúng tôi đi sâu nghiên cứunhững quan niệm khác nhau về cấu trúc gia đình, cũng như vai trò của giáo dục tronghàng loạt những thay đổi trong đời sống của nam giới và phụ nữ trong suốt cuộc đời họ.Phần lớn nghiên cứu này tập trung vào những tác động của sự thay đổi về gia đình đượcxác định trong phạm vi hẹp (ví dụ như hôn nhân, ly dị, chăm sóc con cái) hoặc nhữngđầu tư của cá nhân vào giáo dục và kinh nghiệm về thị trường lao động. Tuy nhiên, sựphân tách này cũng không rõ ràng khi chúng tôi nhận thấy rằng các gia đình được hìnhthành bởi các cá nhân, và họ chính là người có thể mang đến cho gia đình nguồn lực conngười ở các mức độ khác nhau và do đó họ gia nhập hoặc rút lui khỏi các hộ gia đình vớirất nhiều các cơ hội (tích cực hoặc tiêu cực) để nhận được phúc lợi. Sự khác biệt này trởnên đặc biệt nghiêm trọng khi xem xét các đối tượng có nguy cơ đói nghèo, những cơ hộicó được sự ổn định kinh tế và có cuộc sống tốt hơn của những đối tượng này là mongmanh hơn nhiều so với những đối tượng thuộc khu vực có thu nhập cao hơn (DiPrete2002). Và đối với phụ nữ khả năng dễ bị tổn thương này thậm chí còn rõ ràng hơn với 1nam giới, đặc biệt là những phụ nữ quyết định sống trong các cơ cấu gia đình khôngtruyền thống. Một cơ sở để hiểu những khía cạnh khác nhau của sự dễ bị tổn thương về kinh tếlà khái niệm về những thuận lợi / khó khăn lũy tích. Khái niệm này được Merton (1968)đưa ra để giải thích sự bất bình đẳng trong khoa học và gần đây hơn là chủ đề nghiên cứuvề cuộc sống do O’Rand thực hiện (1996). Những thuận lợi lũy tích trong cuộc sống, đólà tập hợp của giá trị và sự đền đáp, được tạo ra từ sự tác động qua lại giữa những thỏathuận mang tính thể chế và những bước tiến của cá nhân trong suốt cuộc đời, ‘với nhữngthuận lợi đến với những người sớm có những thành tựu bền vững trong những hoàn cảnhmang tính tổ chức, những hoàn cảnh phân định giá trị và mở rộng sự bảo vệ cùng sự đềnđáp’ (O’Rand 1996: 231). Những bối cảnh cụ thể - khác nhau về thời gian và hoàn cảnh -chi phối tác động của những thỏa thuận mang tính thể chế có quan hệ chặt chẽ với nhauđối với hàng loạt những thuận lợi / khó khăn trong suốt cuộc đời (Mayer 2005). Gần đâyhơn nữa, DiPrete (2006) thảo luận về khái niệm những thuận lợi lũy tích trong các lĩnhvực khoa học xã hội và tóm tắt các phương pháp tiếp cận dựa trên kinh nghiệm để làm rõkhái niệm này. Một khía cạnh khác của những vấn đề này có thể xuất phát từ nghiên cứu về hệthống phúc lợi và tác động của nó đối với những mối quan hệ giới (xem, ví dụ Orloff1993). Những hậu quả và lợi ích kinh tế có liên quan đến những lựa chọn về, và nhữngthay đổi trong cơ cấu gia đình nằm trong bối cảnh hệ thống phúc lợi xã hội. Phương pháptiếp cận này tập trung nghiên cứu hệ thống phúc lợi cho phụ nữ giúp họ thiết lập và duytrì hộ gia đình mà không phụ thuộc vào người trụ cột là nam giới như thế nào. Ở đây, câuhỏi trở thành: hệ thống phúc lợi xã hội có bảo vệ phụ nữ khỏi những hiểm nguy về kinhtế bên ngoài gia đình truyền thống không, hay đó vẫn là tình trạng ‘phụ nữ ”chỉ cáchnghèo đói một người chồng”’ (Orloff 1993: 319)? Bài viết này cố gắng kết hợp nguồn lực con người và các khía cạnh mô hình giađình vào bối cảnh các chính sách phúc lợi về giới ở Đức thông qua việc nghiên cứu xemđầu tư vào giáo dục của một cá nhân có làm gia tăng hay bảo vệ họ khỏi nguy cơ nghèođói hiệu quả hơn đầu tư vào người bạn đời, người có khả năng làm thay đổi đáng kểnhững cơ hội trong cuộc sống của riêng họ. Trọng tâm nằm ở những lợi ích và hậu quảvề kinh tế bắt nguồn từ những thuận lợi lũy tích hay những khó khăn về giáo dục, việclàm, giới và cơ cấu gia đình. Nghiên cứu này tập trung vào các hộ gia đình ở Đức sốngdưới mức chuẩn thu nhập thấp, đây là một bộ phận dân số có nguy cơ bất ổn kinh tế caohoặc nghèo đói lâu dài trong bối cảnh hệ thống phúc lợi xã hội với nhiệm vụ bảo vệ.Những kết quả thu được cho thấy những phụ nữ tìm được người bạn đời mới có cơ hộitốt để thoát khỏi tình trạng dễ bị tổn thương về mặt kinh tế. Đối với phụ nữ, đầu tư vàogiáo dục và các cơ cấu gia đình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: