Danh mục

Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ: Xu hướng ứng dụng công nghệ nano trong canh tác cây trồng và thủy sản

Số trang: 77      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.03 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 77,000 VND Tải xuống file đầy đủ (77 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung báo cáo trình bày ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó phân tích xu hƣớng ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp trên cơ sở số liệu sáng chế quốc tế. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ: Xu hướng ứng dụng công nghệ nano trong canh tác cây trồng và thủy sản SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ KH&CN  BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề: XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NANO TRONG CANH TÁC CÂY TRỒNG VÀ THỦY SẢN Biên soạn: Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ Với sự cộng tác của: TS. Lê Quý Kha Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Miền Nam TP.HCM PGS. TS. Nguyễn Hoài Châu Nguyên Trưởng ban ứng dụng và triển khai công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam TS. Hoàng Thị Lụa Chuyên gia Nông nghiệp - Công ty CP Nông Nghiệp Việt Nam - URK TP.Hồ Chí Minh, 10/2016 MỤC LỤC I. TỔNG QUAN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NANO TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ........................................... 3 1. Tình hình ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp trên thế giới ........... 3 2. Những ứng dụng ban đầu vật liệu nano trong nông nghiệp ở nước ta ......... 24 II. PHÂN TÍCH XU HƢỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NANO TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU SÁNG CHẾ QUỐC TẾ ............ 32 1. Tình hình nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế về ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp theo thời gian ........................................................................ 34 2. Tình hình nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế về ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp tại các quốc gia ..................................................................... 36 3. Tình hình nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế về ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp theo chỉ số phân loại sáng chế quốc tế IPC .......................... 39 III. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM VÀ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG VI LƢỢNG DƢỚI DẠNG NANO TRONG TRỒNG TRỌT VÀ THỦY SẢN ................ 42 1. Giới thiệu sản phẩm vi lượng dưới dạng nano.............................................. 42 2. Kết quả nghiên cứu ứng dụng sản phẩm vi lượng dưới dạng nano trên một số cây trồng và thủy sản của Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam (IAS) liên kết với Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Việt Nam UKR (VUAGRO). ................... 46 2.1 Thử nghiệm vi lượng nano trên cây thanh long tại Liên Hiệp HTX Dịch Vụ Sản Xuất Thanh Long Phan Thiết ........................................................ 46 2.2 Thử nghiệm vi lượng nano trên cây mía tại công ty Lam Sơn – Thanh Hóa......... ............................................................................................................. 48 2.3 Thử nghiệm vi lượng nano trên cây mía của tập đoàn mía đường Thành Thành Công - Tây Ninh ...................................................................................... 49 2.4 Kết quả thử nghiệm vi lượng nano trên cây lúa và ngô, phối hợp với Viện KHKTNN Miền Nam ................................................................................. 49 3. Kết quả nghiên cứu ứng dụng sản phẩm nano phức hợp trên một số cây trồng cạn của Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam (IAS) liên kết với Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. .......................................................... 54 3.1 Nghiên cứu phòng trừ bệnh đốm nâu thanh long do nấm neoscytalidium dimidiatum gây ra bằng nano bạc, nano đồng, albit và anolit ............................ 54 3.2 Xác định ảnh hưởng của hạt nano Đồng (nano đơn) và chế phẩm Albit đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa ngắn ngày .................................... 63 XU HƢỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NANO TRONG CANH TÁC CÂY TRỒNG VÀ THỦY SẢN ************************** I. TỔNG QUAN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NANO TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1. Tình hình ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp trên thế giới Sự bùng nổ dân số thế giới trong những thập kỷ gần đây đã buộc ngành nông nghiệp phải hướng tới các giải pháp tăng sản lượng thu hoạch ngũ cốc để đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Giải pháp đầu tiên nhà nông thường tìm đến là tăng lượng phân bón hóa học sử dụng trong trồng trọt. Hiện tượng thiếu dinh dưỡng trong đất canh tác ngày càng trở nên phổ biến đã mang lại những thiệt hại lớn về kinh tế cho người nông dân, đồng thời giảm thiểu đáng kể chất lượng dinh dưỡng của đất và sản lượng thu hoạch. Tuy nhiên việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học nhằm tăng năng suất thu hoạch không phải là lựa chọn phù hợp về lâu dài, bởi phân bón hóa học được xem như con dao hai lưỡi: một mặt cho phép tăng sản lượng, nhưng mặt khác có thể phá vỡ cân bằng khoáng chất và giảm độ phì nhiêu của đất. Hơn nữa, các loài ngũ cốc thường chỉ hấp thụ không quá 50% phân bón, phần còn lại bị mất vào đất hoặc mất vào không khí [1]. Theo Raun và Johnson [2], các nhà trồng trọt trên thế giới có thể thu hoạch thêm mỗi năm 4,7 tỷ USD nếu như tăng được hiệu quả sử dụng nitơ lên 20%. Sử dụng phân bón hóa học ở quy mô lớn có thể làm hư hại không thể phục hồi đối với cấu trúc của đất, các chu trình khoáng chất, hệ vi sinh vật trong đất v.v..., thậm chí tác động lên chuỗi thức ăn qua hệ sinh thái và gây ra các đột biến di truyền đối với người tiêu dùng các thế hệ sau. Công nghệ nano là một trong những công cụ quan trọng bậc nhất của khoa học nông nghiệp hiện đại, trong đó công nghệ nano trong lĩnh vực nông nghiệp- thực phẩm được dự đoán trở thành một lực lượng dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu trong một tương lai gần [3]. Sự phát triển chóng mặt của công nghệ nano ngày 3 nay là một quá trình diễn biến khách quan, phản ánh quá trình hoàn thiện liên tục khoa học và kỹ thuật, thay đổi các thói quen về công nghệ. Các nước tiên tiến những thập kỷ gần đây trong lĩnh vực phân bón vi lượng đã có bước nhảy vọt về mặt công nghệ: phân vi lượng truyền thống được thay thế (nhanh chóng) bằng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: