Báo cáo tài chính và trách nhiệm của kiểm toán độc lập
Số trang: 3
Loại file: docx
Dung lượng: 14.49 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc nhiều doanh nghiệp niêm yết thời gian qua có vấn đề liên quan đến sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính sau khi có kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền, mặc dù trước đó các báo cáo tài chính này đã được kiểm toán độc lập xác nhận khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của đơn vị kiểm toán độc lập như thế nào với những sai lệch này? Bà Hà Thu Thanh, Phó Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã chia sẻ về vấn đề trên qua bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tài chính và trách nhiệm của kiểm toán độc lập BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Việc nhiều doanh nghiệp niêm yết thời gian qua có vấn đề liên quan đến sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính sau khi có kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền, mặc dù trước đó các báo cáo tài chính này đã được kiểm toán độc lập xác nhận khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của đơn vị kiểm toán độc lập như thế nào với những sai lệch này? Bà Hà Thu Thanh, Phó Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán về vấn đề trên. Trong kiểm toán độc lập, Không áp dụng khái niệm “chính xác” Bàn về việc lập và trình bày báo cáo tài chính được công bố, trước tiên phải khẳng định là trách nhiệm của doanh nghiệp. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 5, Điều 6 và Điều 39 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015. Các kiểm toán viên độc lập thực hiện công việc kiểm toán báo cáo tài chính nhằm mục đích đưa ra ý kiến đánh về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ban hành ngày 29/3/2011. Theo quy định trong các chuẩn mực kiểm toán độc lập của Việt Nam, khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán dựa trên xét đoán, đánh giá rủi ro của kiểm toán viên và kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu. Kiểm toán viên thực hiện việc kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các các tài liệu, chứng từ kế toán do doanh nghiệp cung cấp để thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Dựa trên các bằng chứng kiểm toán thu thập được, kiểm toán viên đánh giá báo cáo tài chính đó có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu theo các chuẩn mực kế toán hiện hành hay không. Nếu các doanh nghiệp cung cấp các tài liệu không đủ, kiểm toán viên có quyền được yêu cầu cung cấp thêm các tài liệu. Tuy nhiên, việc cung cấp thêm hoặc từ chối cung cấp tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp được kiểm toán. Khi doanh nghiệp cung cấp đúng và đủ tài liệu, chứng từ kế toán thì kiểm toán viên có cơ sở đúng để đưa ra ý kiến kiểm toán về tính trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong những trường hợp doanh nghiệp cung cấp không đủ hoặc từ chối cung cấp thêm tài liệu thuộc phạm vi thẩm quyền của doanh nghiệp, phạm vi công việc kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng và kiểm toán viên độc lập sẽ phải đưa ra ý kiến ngoại trừ trên báo cáo kiểm toán do hạn chế phạm vi kiểm toán. Nếu phạm vi kiểm toán bị ảnh hưởng lớn, kiểm toán viên sẽ đưa ra các ý kiến từ chối nhận xét về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong khi đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp cung cấp tất cả các tài liệu có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra, thanh tra. Trong nhiều trường hợp, họ có thẩm quyền được thu thập thông tin, tài liệu từ các nguồn khác ngoài doanh nghiệp, để làm hồ sơ và đối chứng với những hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp. Có thể nói, điểm khác biệt căn bản về cơ sở của ý kiến kiểm toán độc lập với các báo cáo tài chính được kiểm toán xuất phát từ yếu tố kỹ thuật kiểm toán là chọn mẫu kiểm toán và dựa trên phạm vi các chứng từ và tài liệu được doanh nghiệp kiểm toán cung cấp. Cần hiểu đúng về trách nhiệm của kiểm toán viên Khi có sự sai lệch thông tin trong báo cáo tài chính đã công bố, trách nhiệm giải trình trước hết là của doanh nghiệp. Như đã trình bày ở trên, kiểm toán viên độc lập có trách nhiệm đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý về các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính. Do đó, kiểm toán viên độc lập chỉ có thể trả lời về các thủ tục kiểm toán đã thực hiện nhằm làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Trên thực tế, kiểm toán viên độc lập khó có thể phát hiện hết được những gian lận (nếu có) mà doanh nghiệp đã hợp lý hóa bằng những chứng từ, hợp đồng kinh tế. Các quyết định đầu tư, quyết định kinh doanh của doanh nghiệp đúng hay sai cũng không thuộc phạm vi của kiểm toán viên độc lập. Việc ngăn ngừa và phát hiện sai sót gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của ban giám đốc doanh nghiệp và ban quản trị doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 105/2013/NĐCP ngày 16/9/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán để nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và ngăn ngừa những gian lận phát sinh trong quá trình lập và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp Theo chuẩn mực kiểm toán số 240, trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Nhưng chuẩn mực này cũng nêu rõ, do những hạn chế v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tài chính và trách nhiệm của kiểm toán độc lập BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Việc nhiều doanh nghiệp niêm yết thời gian qua có vấn đề liên quan đến sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính sau khi có kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền, mặc dù trước đó các báo cáo tài chính này đã được kiểm toán độc lập xác nhận khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của đơn vị kiểm toán độc lập như thế nào với những sai lệch này? Bà Hà Thu Thanh, Phó Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán về vấn đề trên. Trong kiểm toán độc lập, Không áp dụng khái niệm “chính xác” Bàn về việc lập và trình bày báo cáo tài chính được công bố, trước tiên phải khẳng định là trách nhiệm của doanh nghiệp. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 5, Điều 6 và Điều 39 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015. Các kiểm toán viên độc lập thực hiện công việc kiểm toán báo cáo tài chính nhằm mục đích đưa ra ý kiến đánh về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ban hành ngày 29/3/2011. Theo quy định trong các chuẩn mực kiểm toán độc lập của Việt Nam, khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán dựa trên xét đoán, đánh giá rủi ro của kiểm toán viên và kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu. Kiểm toán viên thực hiện việc kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các các tài liệu, chứng từ kế toán do doanh nghiệp cung cấp để thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Dựa trên các bằng chứng kiểm toán thu thập được, kiểm toán viên đánh giá báo cáo tài chính đó có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu theo các chuẩn mực kế toán hiện hành hay không. Nếu các doanh nghiệp cung cấp các tài liệu không đủ, kiểm toán viên có quyền được yêu cầu cung cấp thêm các tài liệu. Tuy nhiên, việc cung cấp thêm hoặc từ chối cung cấp tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp được kiểm toán. Khi doanh nghiệp cung cấp đúng và đủ tài liệu, chứng từ kế toán thì kiểm toán viên có cơ sở đúng để đưa ra ý kiến kiểm toán về tính trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong những trường hợp doanh nghiệp cung cấp không đủ hoặc từ chối cung cấp thêm tài liệu thuộc phạm vi thẩm quyền của doanh nghiệp, phạm vi công việc kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng và kiểm toán viên độc lập sẽ phải đưa ra ý kiến ngoại trừ trên báo cáo kiểm toán do hạn chế phạm vi kiểm toán. Nếu phạm vi kiểm toán bị ảnh hưởng lớn, kiểm toán viên sẽ đưa ra các ý kiến từ chối nhận xét về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong khi đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp cung cấp tất cả các tài liệu có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra, thanh tra. Trong nhiều trường hợp, họ có thẩm quyền được thu thập thông tin, tài liệu từ các nguồn khác ngoài doanh nghiệp, để làm hồ sơ và đối chứng với những hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp. Có thể nói, điểm khác biệt căn bản về cơ sở của ý kiến kiểm toán độc lập với các báo cáo tài chính được kiểm toán xuất phát từ yếu tố kỹ thuật kiểm toán là chọn mẫu kiểm toán và dựa trên phạm vi các chứng từ và tài liệu được doanh nghiệp kiểm toán cung cấp. Cần hiểu đúng về trách nhiệm của kiểm toán viên Khi có sự sai lệch thông tin trong báo cáo tài chính đã công bố, trách nhiệm giải trình trước hết là của doanh nghiệp. Như đã trình bày ở trên, kiểm toán viên độc lập có trách nhiệm đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý về các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính. Do đó, kiểm toán viên độc lập chỉ có thể trả lời về các thủ tục kiểm toán đã thực hiện nhằm làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Trên thực tế, kiểm toán viên độc lập khó có thể phát hiện hết được những gian lận (nếu có) mà doanh nghiệp đã hợp lý hóa bằng những chứng từ, hợp đồng kinh tế. Các quyết định đầu tư, quyết định kinh doanh của doanh nghiệp đúng hay sai cũng không thuộc phạm vi của kiểm toán viên độc lập. Việc ngăn ngừa và phát hiện sai sót gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của ban giám đốc doanh nghiệp và ban quản trị doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 105/2013/NĐCP ngày 16/9/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán để nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và ngăn ngừa những gian lận phát sinh trong quá trình lập và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp Theo chuẩn mực kiểm toán số 240, trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Nhưng chuẩn mực này cũng nêu rõ, do những hạn chế v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Báo cáo tài chính Tài chính doanh nghiệp Kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán độc lập Lập báo cáo tài chính Trình bày báo cáo tài chính Báo cáo tài chính doanh nghiệp Thuyết minh báo cáo tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 772 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 423 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 383 1 0 -
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 382 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 372 10 0 -
3 trang 305 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 293 0 0 -
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 292 0 0